Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc trên quan điểm phát triển bền vững”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu và những hướng đề xuất của đề tài
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Hệ quan điểm
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Những khái niệm cơ bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
7.1. Khái niệm đảo du lịch ven bờ
7.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
7.3. Khái niệm cảnh quan đảo du lịch
7.4. Khái niệm về tổ chức KTCQ các đảo du lịch ven bờ trên quan điểm phát triển bền vững (Khái niệm tổng hợp)
7.5. Phân loại các đảo du lịch ven bờ trên quan điểm khai thác cảnh quan
7.6. Một số thuật ngữ khác
CHƯƠNG l: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KTCQ CÁC ĐẢO DU LỊCH VEN BỜ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
1.1. Những kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức KTCQ các đảo du lịch ven bờ trên thế giới
1.2. Hiện trạng tổ chức KTCQ các đảo du lịch ven bờ Việt
1.3. Chiến lược bảo tồn và phát triển Hệ thống đảo du lịch ven bờ Đông Bắc đến 2010 của Tổng cục Du lịch Việt
1.4. Kết luận
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KTCQ CÁC ĐẢO DU LỊCH VEN BỜ ĐÔNG BẮC
2.1. Đặc điểm cảnh quan các đảo ven bờ Đông Bắc
2.1.1. Đặc điểm các yếu tố cấu thành cảnh quan tổng thể hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc
2.1.2. Phân loại các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc trên quan điểm khai thác cảnh quan
2.1.3. Đặc điểm các yếu tố cấu thành cảnh quan trong các đảo du lịch
2.1.4. Phân loại cảnh quan
2.2. Đặc điểm thụ cảm KTCQ các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc
2.2.1. Quá trình thụ cảm thẩm mỹ cảnh quan
2.2.2. Thụ cảm cảnh quan theo chuỗi
2.2.3. Thụ cảm cảnh quan đảo thông qua các thông tin tín hiệu thẩm mỹ
2.2.4. Thụ cảm cảnh quan đảo trên cở sở các nguyên tắc vật lý thị giác
2.2.5. Thụ cảm cảnh quan đảo trên cở sở các nguyên tắc tâm lý thị giác
2.3. Quan điểm thẩm mỹ phương Đông và truyền thống KTCQ
2.3.1. Tổng lược về quan điểm thẩm mỹ phương Đông trong KTCQ
2.3.2. Một số khả năng ứng dụng quan điểm Phương Đông trong tổ chức không gian KTCQ các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc
2.4. Các cơ sở về sinh thái môi trường
2.4.1. Vai trò của các hệ sinh thái tự nhiên đối với phát triển bền vững
2.4.2. Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường cảnh quan du lịch đảo
2.4.3. Ngưỡng khống chế phát triển của các đảo du lịch ven bờ
2.4.4. Tổ chức KTCQ các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc dưới góc độ sinh thái và phát triển bền vững
2.5. Các cơ sở về công năng
2.5.1. Chức năng du lịch của đảo trong hệ thống và các yêu cầu về công năng, tiện nghi sử dụng
2.5.2. Chức năng du lịch của đảo và các yêu cầu về hình thái KTCQ
2.6. Các cơ sở về kinh tế – kỹ thuật
2.7. Kết luận chương
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KTCQ CÁC ĐẢO DU LỊCH VEN BỜ ĐÔNG BẮC TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.1. Các nguyên tắc chung đối với việc tổ chức KTCQ các đảo du lịch ven bờ
3.2. Nguyên tắc và giải pháp đối với việc tổ chức KTCQ tổng thể hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc
3.2.1. Các nguyên tắc đối với việc tổ chức KTCQ tổng thể hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp tổ chức KTCQ đối với cảnh quan tổng thể
3.3. Một số nguyên tắc và giải pháp tổ chức KTCQ đối với các đảo trung tâm
3.4. Một số nguyên tắc và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan đối với các đảo nghỉ dưỡng
3.5. Một số nguyên tắc và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan đối với các đảo tham quan
3.6. Một số nguyên tắc và giải pháp tổ chức không gian KTCQ đối với các đảo vui chơi giải trí (VCGT)
PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận các vấn đề nghiên cứu
II. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Vùng biển Việt Nam có một hệ thống đảo ven bờ rất phong phú, trong đó vùng biển đảo ven bờ Đông Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh là một trong những vùng biển đảo có giá trị cảnh quan đặc sắc nhất của đất nước, đang là một trong những khu vực có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch.
Trong những năm gần đây, khu vực Vịnh Hạ Long – Cát Bà đã trở thành một trong những nơi hấp dẫn khách du lịch lớn nhất trong hệ thống các điểm du lịch trên toàn quốc. Số lượng khách du lịch tăng vọt từ 500.000 khách năm 1995 lên hơn 2 triệu lượt khách năm 2001. Đây là một nguồn lợi lớn đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên việc khai thác du lịch trên vùng biển đảo Đông Bắc cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Hiện chưa có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc các giá trị của tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực, đặc biệt là hệ thống các giá trị cảnh quan, một trong những thành phần quan trọng tạo nên tính hấp dẫn của vùng di sản thiên nhiên này. Việc khai thác du lịch đang diễn ra một cách manh mún. Đã có dấu hiệu của sự khai thác tràn lan, quá mức, làm mất đi những nét hấp dẫn đặc trưng của khu vực.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các cơ sở khoa học để tổ chức kiến trúc cảnh quan các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc là việc làm cấp thiết nhằm đưa ra những định hướng về chính sách và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan hợp lý phục vụ cho việc phát triển du lịch mang tính bền vững ở khía cạnh cảnh quan môi trường.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu:
– Nhằm đưa ra những định hướng về chính sách và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan hợp lý phục vụ cho việc phát triển du lịch mang tính bền vững ở khía cạnh cảnh quan môi trường.
– Nhằm đề xuất những nguyên tắc và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan làm tiền đề cho việc hoạch định các chính sách khai thác và quản lý cảnh quan trong khu vực đảo ven bờ Đông Bắc.
– Bổ sung thêm vào hệ thống lý luận kiến trúc cảnh quan còn chưa hoàn chỉnh.
Phạm vi nghiên cứu:
– Về không gian: Nghiên cứu việc tổ chức kiến trúc cảnh quan trong không gian tổng thể vùng du lịch đảo ven bờ Đông Bắc và các đảo du lịch (bao gồm các đảo du lịch trung tâm và các đảo du lịch vệ tinh). Giới hạn trong một số đảo có tiềm năng du lịch nổi trội và có thể làm ví dụ điển hình cho các đảo còn lại.
– Về thời gian: Nghiên cứu trong bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 2000 – 2020.
– Về vấn đề nghiên cứu: Các yếu tố có liên quan trực tiếp đến các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi trường ảnh hưởng đến việc tổ chức kiến trúc cảnh quan đảo.
Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp khảo sát thực địa
– Phương pháp điều tra xã hội học
– Phương pháp bản đồ
– Phương pháp dự báo
– Phương pháp phân tích – tổng hợp
– Phương pháp ma trận mục tiêu
Nội dung đề tài:
– Tổng hợp các khái niệm đã có và xây dựng thêm một số khái niệm mới, bổ sung vào hệ thống lý thuyết kiến trúc cảnh quan còn chưa hoàn chỉnh.
– Đánh giá, tổng kết hiện trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan các đảo du lịch ven bờ trên thế giới và Việt Nam. Rút ra những kinh nghiệm quí báu cho việc tổ chức kiến trúc cảnh quan đảo ven bờ trong thời gian tới.
– Nghiên cứu tổng hợp đầy đủ các cơ sở khoa học có liên quan đến các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi trường, kinh tế,… đối với tổ chức kiến trúc cảnh quan các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc.
– Đề xuất được hệ thống phân vùng cảnh quan các đảo du lịch ven bờ Đông Bắc, làm tiền đề cho việc xây dựng chiến lược khai thác cảnh quan tổng thể.
– Đề xuất được nguyên tắc và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan tổng thể đối với hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc.
– Đề xuất được nguyên tắc và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan đối với các đảo du lịch chức năng.
Kết quả đề tài:
Kết quả của công trình nghiên cứu không chỉ là những đóng góp tốt cho thực tế mà còn là những bổ sung quí báu cho công tác nghiên cứu lý luận về kiến trúc cảnh quan, một lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ đối với Việt Nam.
Những đề xuất của nhóm tác giả được sử dụng tại các cơ quan:
UBND thành phố Hải Phòng và UBND Tỉnh Quảng Ninh: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc ban hành chính sách, luật lệ quản lý khai thác cảnh quan các đảo du lịch ven bờ.
Ban Quản lý Di sản Hạ Long, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc quản lý khai thác tài nguyên cảnh quan các đảo du lịch ven bờ trong khu vực quản lý.
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) và Viện Qui hoạch Đô thị và Nông thôn (Bộ Xây dựng): ứng dụng kết quả nghiên cứu trong công tác qui hoạch thiết kế kiến trúc cảnh quan các đảo du lịch ven bờ.
Trường đại học Kiến trúc: ứng dụng kết quả nghiên cứu trong công tác giảng dạy lý thuyết về kiến trúc cảnh quan.