Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở khoa học đề xuất tiêu chí xây dựng các đô thị du lịch tại Việt Nam”

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Căn cứ

    3. Mục tiêu, nội dung, phạm vi nghiên cứu

    3.1. Mục tiêu

    3.2. Nội dung nghiên cứu

    3.3. Phạm vi nghiên cứu

    4. Quan điểm, phư­ơng pháp nghiên cứu

    4.1. Quan điểm

    4.2. Ph­ương pháp nghiên cứu

    5. Bố cục của Báo cáo đề tài

     

    CHƯƠNG I

    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ DU LỊCH

    I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ DU LỊCH THẾ GIỚI.

    1. Khái quát tình hình phát triển đô thị các n­ước

    2. Tình hình phát triển đô thị du lịch

    2.1.Du lịch và du lịch đô thị

    2.1.1.Tình hình phát triển du lịch thế giới

    2.1.2.Tình hình phát triển du lịch đô thị các nước

    a/ Du lịch đô thị các nước

    b/ Du lịch đô thị châu Âu

    c/ Du lịch đô thị khu vực Địa Trung Hải

    d/ Du lịch đô thị Trung Quốc

    II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ DU LỊCH VIỆT NAM

    1 Thực trạng quản lý và phát triển các đô thị

    1.1. Khái quát về tình hình phát triển đô thị Việt Nam

    1.2. Thực trạng quản lý đô thị

    1.2.1. Những mặt đạt đ­ược

    1.2.2. Những tồn tại và yếu kém

    2. Thực trạng quản lý phát triển đô thị du lịch

    2.1. Thực trạng phát triển ngành

    2.1.1. Đối với cả nư­ớc

    2.1.2. Phát triển du lịch tại các đô thị

    2.2. Đặc điểm các đô thị du lịch

    2.3. Quản lý đô thị du lịch

    2.4. Bảo tồn và khai thác tài nguyên đô thị du lịch

    3. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật quản lý đô thị du lịch

    3.1. Về quản lý đô thị

    3.2. Về quản lý ngành

    3.3. Những tồn tại

    III. NHỮNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ DU LỊCH

    1. Đặc điểm chung các đô thị du lịch

    2. Vấn đề quản lý xây dựng đô thị du lịch

    3. Xây dựng thể chế quản lý đô thị du lịch

    3.1. Văn bản pháp luật

    3.2. Hệ thống tiêu chuẩn quy hoạch đô thị

    3.3. Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý đô thị du lịch

    3.3.1. Đối với hoạt động du lịch tại đô thị

    3.3.2. Đối với đô thị du lịch

    IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

    1. Những vấn đề chủ yếu của đô thị du lịch

    2. Giải pháp quản lý đô thị du lịch

    3. Kết luận

    CHƯƠNG II

    CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ DU LỊCH VIỆT NAM

    I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ DU LỊCH

    1. Đô thị

    1.1. Khái niệm đô thị

    1.2. Phân loại đô thị

    2. Du lịch đô thị

    2.1. Du lịch, loại hình du lịch và các yếu tố phát triển

    2.2. Du lịch đô thị

    2.2.1. Khái niệm

    2.2.2. Các yếu tố phát triển du lịch đô thị

    2.3. Tác động giữa hoạt động du lịch và đô thị

    3. Đô thị du lịch

    3.1. Khái niệm

    3.2. Yếu tố cơ bản phát triển đô thị du lịch

    4. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng tiêu chí đô thị du lịch

    5. Một số khái niệm về tiêu chí đô thị du lịch

    5.1. Tiêu chuẩn, tiêu chí

    5.1.1. Tiêu chuẩn

    5.1.2. Tiêu chí

    5.2. Hệ thống tiêu chí đô thị du lịch

    II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ DU LỊCH

    1. Các căn cứ của tiêu chí

    2. Cơ sở về các định h­ướng phát triển đô thị

    2.1. Định h­ướng chung

    2.2. Các định h­ướng cụ thể

    3. Định h­ướng phát triển ngành

    4. Các yêu cầu xây dựng tiêu chí

    5. Xác định các yếu tố hình thành và phát triển đô thị du lịch

    5.1. Yếu tố tạo lập đô thị

    5.2. Yếu tố phát triển đô thị du lịch

    5.2.1. Ngành kinh tế du lịch đô thị

    5.2.2. Tài nguyên du lịch

    5.2.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật du lịch

    6. Mối quan hệ giữa đô thị và du lịch

    7. Hệ thống các yếu tố chủ yếu hình thành tiêu chí đô thị du lịch

    7.1. Hệ thống nhóm các yếu tố

    7.2. Những yêu cầu đối với các yếu tố cụ thể

    7.2.1. Các tài nguyên phát triển du lịch

    7.2.2. Vai trò, chức năng, điều kiện kinh tế đô thị

    7.2.3. Cơ sở hạ tầng phát triển đô thị

    7.2.4. Cơ sở vật chất phát triển du lịch

    7.2.5. Thị tr­ường khách du lịch

    7.2.6. Các sản phẩm du lịch

    7.2.7. Xây dựng, phát triển không gian, môi tr­ường, quản lý kinh doanh du lịch

         7.3. Phân loại các yếu tố

    7.3.1. Đối với tài nguyên du lịch

    7.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch

    III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN, XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ

    1. Ph­ương pháp xây dựng tiêu chí

    1.1 Ph­ương pháp đối chiếu, so sánh

    1.2. Phư­ơng pháp tính điểm

    2. Tính toán các tiêu chí đô thị du lịch

    2.1. Xác đinh tiêu chí phân loại đô thị

    2.2. Tiêu chí đô thị du lịch

    2.2.1. Nhóm các tiêu chí kinh tế ngành du lịch

    2.2.2. Nhóm các tài nguyên phát triển du lịch

    2.2.3. Nhóm tiêu chí về thị tr­ường khách du lịch

    2.2.4. Nhóm tiêu chí các sản phẩm du lịch

    2.2.5. Nhóm tiêu chí quản lý kinh doanh du lịch

    2.2.6. Các tiêu chí hạ tầng du lịch

    CHƯƠNG III

    XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ DU LỊCH

    I. HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ DU LỊCH

    1. Hệ thống các tiêu chí đô thị du lịch

    2. Nội dung các tiêu chí đô thị du lịch

    II. ÁP DỤNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ

    1. Phạm vi áp dụng

    1.1 Trong công tác quản lý nhà nư­ớc về du lịch và đô thị

    1.2.Trong công tác Quy hoạch phát triển ngành, phát triển đô thị

    2. Phân loại các đô thị du lịch theo tiêu chí

    3. Phân cấp quản lý đô thị du lịch

    4. Hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị Du lịch

     

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    I. KẾT LUẬN

    II. KIẾN NGHỊ

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Trong các năm qua nền kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, từ những năm đổi mới đến nay, công cuộc xây dựng và phát triển đô thị đã có những bước tiến lớn, đô thị đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng và trở thành động lực chủ yếu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Dân số đô thị Việt Nam tính đến năm 2000 là khoảng 20 triệu người và dự kiến đến năm 2010 là 30 triệu, đến năm 2020 là 46 triệu người. Cả nước hiện có 703 đô thị trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 3 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 15 đô thị loại III, 60 đô thị loại IV và 610 đô thị loại V.

    Trong các đô thị đó, có nhiều đô thị có tài nguyên du lịch nổi trội đã được chính quyền địa phương các cấp quan tâm bảo vệ và khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương theo hướng phát triển mạnh về du lịch dịch vụ.

    Nhằm tăng cường công tác quản lý phát triển đô thị theo hướng bền vững, trong thời gian qua hệ thống văn bản pháp luật về quản lý phát triển đô thị đã được ban hành, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý đầu tư và xây dựng, trật tự quản lý đất đai và xây dựng trong đô thị, tạo vốn để đầu tư và phát triển đô thị, quản lý môi trường, cảnh quan đô thị vv… Tuy nhiên, hiện nay công tác phát triển đô thị đang còn nhiều tồn tại như động lực phát triển các đô thị còn yếu, kết cấu hạ tầng không đảm bảo tiêu chuẩn tiện nghi của một đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đang dẫn đến tình trạng phá vỡ cân bằng sinh thái đô thị, làm đảo lộn quy luật tự nhiên, có tác hại trực tiếp đến cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của các đô thị. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa phù hợp với một số lĩnh vực, địa bàn đặc thù, điều đó dẫn đến nhiều tồn tại và bất cập trong công tác quản lý đầu tư phát triền du lịch tại các đô thị.

    Để góp phần hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý phát triển đô thị và định hướng phát triển đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả nhất và phù hợp với yêu cầu hòa nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay và tương lai, đảm bảo sự phát triển bền vững, tác giả đã nguyên cứu đề tài này, đây cũng là lý do nghiên cứu của đề tài.

    Mục tiêu đề tài:

    Nghiên cứu các cơ sở khoa học về đô thị du lịch; đề xuất hệ thống các tiêu chí về đô thị du lịch góp phần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm quản lý phát triển đô thị phục vụ công tác quản lý đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch tại các đô thị và thúc đẩy các đô thị phát triển bền vững.

    Phương pháp nghiên cứu:

    –          Phương pháp khảo sát điều tra

    –          Phương pháp chuyên gia

    –          Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống

    Nội dung đề tài:

    §     Tổng quan về du lịch đô thị, các yếu tố điều kiện phát triển du lịch tại đô thị như: yếu tố tài nguyên du lịch; điều kiện văn hoá, xã hội, đời sống dân cư đô thị; yếu tố kinh tế, dịch vụ; cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch; tổ chức quản lý đô thị;

    §     Đánh giá thực trạng phát triển du lịch và đô thị du lịch, những tồn tại về quản lý, phát triển của du lịch và đô thị du lịch, vấn đề quản lý phát triển du lịch tại đô thị, bảo tồn và khai thác tài nguyên đô thị du lịch, quản lý đầu tư, phát triển và kinh doanh du lịch tại các đô thị, trong đó tập trung vào vấn đề xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quy phạm trong lĩnh vựcquản lý phát triển du lịch tại các đô thị.

    §     Xác định mối quan hệ giữa du lịch và đô thị, đặc điểm đô thị du lịch trong và ngoài nước; hướng phát triển bền vững của du lịch, đô thị và đô thị du lịch trong nước và thế giới; các yêu cầu bảo tồn tài nguyên du lịch, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thật, hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch tại đô thị.

    §     Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống tiêu chí đô thị du lịch: khái niệm về du lịch đô thị và đô thị du lịch. Các điều kiện để phát triển du lịch tại đô thị và điều kiện hình thành và phát triển đô thị du lịch; các nguyên tắc, yêu cầu, qui định đối với những đối tượng quản lý phát triển du lịch đô thị, cụ thể gồm điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; hoạt động kinh tế du lịch; hệ thống các sản phẩm du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch và phát triển không gian du lịch đô thị; bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; quản lý đầu tư phát triển đô thị du lịch; quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch.

    §     Đề xuất hệ thống tiêu chí đô thị du lịch bao gồm các nhóm tiêu chí: 1) tài nguyên du lịch; 2) thị trường khách du lịch; 3) sản phẩm du lịch; 4) kinh tế du lịch; 5) cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch; 6) quy hoạch xây dựng phát triển không gian đô thị; 7) các tiêu chí về môi trường đô thị du lịch; 8) quản lý phát triển, kinh doanh du lịch.

    §     Đề xuất phương pháp đánh giá, phân loại tiêu chí đô thị du lịch tính theo điểm, được chia thành 3 mức: mức A cao nhất ( tối đa 50 điểm); mức B trung bình (tối đa 30 điểm ) và mức C thấp nhất (tối đa 20 điểm).

    Kết quả đề tài:

    Hệ thống tiêu chí được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước, đặc biệt hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về du lịch của WTO, các nước du lịch phát triển; thực trạng và nhu cầu quản lý phát triển du lịch nói chung và đô thị nói riêng ở Việt Nam; thực trạng phát triển các đô thị du lịch Việt Nam. Do đó bảo đảm tính khả thi, áp dụng thuận lợi trong điều kiện thực tế phát triển du lịch ở nước ta. Hệ thống tiêu chí đơn giản, không chồng chéo và tương thích với các quy định, tiêu chuẩn các ngành khác có liên quan, phù hợp với các quy định của nhà nước về quản lý đô thị.

    Khả năng ứng dụng kết quả đề tài:

    Trong công tác quản lý nhà nước về du lịch và quản lý đô thị: phục vụ công tác phân cấp, phân loại và công nhận các đô thị du lịch; ban hành quy trình quản lý đầu tư phát triển các đô thị du lịch; cơ sở để các Bộ ngành tổ chức phối hợp trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển các đô thị du lịch về đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

    Trong công tác quy hoạch phát triển du lịch, quản lý phát triển đô thị du lịch: cơ sở để xác định các tiền đề, động lực và định hướng phát triển hệ thống các đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng, phân bố các đô thị du lịch trong quy hoạch phát triển du lịch Quốc gia và vùng lãnh thổ; lập kế hoạch đầu tư phát triển các đô thị du lịch; nâng cao chất lượng thiết kế, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

    Một số nội dung của đề tài đã được áp dụng trong các qui định của Luật Du lịch năm 2005, dự thảo Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch và hệ thống tiêu chuẩn qui hoạch phát triển du lịch.

    Bài cùng chuyên mục