Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm vùng núi phía Bắc”

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    1.2. Mục tiêu, nội dung, quan điểm, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

    1.2.1. Mục tiêu

    1.2.2. Các nội dung nghiên cứu chính

    1.2.3. Các quan điểm nghiên cứu chính

    1.2.4. Phạm vi nghiên cứu

    1.2.5. Các phương pháp và quy trình nghiên cứu

     

    PHẦN NỘI DUNG

    1. Tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch thể thao mạo hiểm

    1.1. Những khái niệm cơ bản

    1.1.1. Loại hình và sản phẩm du lịch

    1.1.2. Du lịch thể thao – mạo hiểm

    1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch được sử dụng để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm

    1.3. Các điều kiện/tiêu chí xây dựng sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm

    1.4. Những thị trường chính của sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm

    2. Tổng quan kinh nghiệm về phát triển du lịch thể thao – mạo hiểm

    2.1. Nhìn nhận về vai trò của du lịch thể thao – mạo hiểm

    2.2. Kinh nghiệm quốc tế

    2.3. Kinh nghiệm trong nước

    3. Tiềm năng tài nguyên du lịch thể thao – mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc

    3.1. Các dạng địa hình

    3.2. Hệ thống hang động

    3.3. Hệ thống sông suối, thác ghềnh

    3.4. Hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

    3.5. Các giá trị tài nguyên du lịch bổ trợ (văn hoá bản địa, cảnh quan tự nhiên)

    3.6. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng

     

    4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng núi phía Bắc

    4.1. Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chính

    4.2. Thực trạng thu hút khách đối với những sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm hiện có của vùng

    4.3. Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong phát triển sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc

    5. Một số nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm

    5.1. Các nguyên nhân chủ quan

    5.2. Các nguyên nhân khách quan

    6. Xác lập những định hướng chính phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng núi phía Bắc

    6.1. Không gian/khu vực thuận lợi để phát triển du lịch TTMH

    6.1.1. Ứng dụng GIS trong xác định không gian thuận lợi phát triển du lịch TTMH

    6.1.2. Kết quả đánh giá xác định không gian thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc

    6.2. Định hướng các sản phẩm du lịch TTMH

    6.2.1. Nhóm sản phẩm du lịch dã ngoại (Trekking)

    6.2.2. Nhóm sản phẩm du lịch khám phá vùng núi phía Bắc bằng xe mô tô/xe đạp

    6.2.3. Nhóm sản phẩm du lịch leo núi (rock climbing and moutain climbing)

    6.2.4. Nhóm các sản phẩm du lịch chèo thuyền thả bè

    6.2.5. Nhóm các sản phẩm du lịch tàu lượn

    6.2.6. Nhóm các sản phẩm du lịch thám hiểm hang động

    6.2.7. Nhóm sản phẩm du lịch lặn biển

    6.2.8. Các sản phẩm du lịch TTMH tổng hợp (các chương trình/tours du lịch TTMH tổng hợp)

    6.3. Định hướng thị trường

    7. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc

    7.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

    7.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch

    7.3. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng sản phẩm

    7.4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng bá

    7.5. Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

    7.6. Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

    PHẦN KẾT LUẬN

    Phụ lục

    Tài liệu tham khảo

     

    Tính cấp thiết của đề tài  nghiên cứu:

     

    Vùng núi phía Bắc là nơi phân bố chủ yếu địa hình karst ở Việt Nam với nhiều hang động và các ngọn núi cao, hệ thống sông suối khá phát triển. Đây là những điều kiện và tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch thể thao – mạo hiểm vốn đang rất được khách du lịch ư­a chuộng.

     

    Mặc dù có tiềm năng lớn về du lịch thể thao – mạo hiểm, t­uy nhiên thời gian qua loại hình du lịch này còn chư­a phát triển, các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chưa rõ nét, đơn điệu và thiếu hấp dẫn. Khách du lịch hiện nay đến với vùng núi phía Bắc chủ yếu là để tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hoá của một số dân tộc thiểu số, tham quan cảnh quan ở một số vư­ờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nh­ư Ba Bể, Hoàng Liên,… Tiềm năng du lịch đặc sắc của khu vực này cho đến nay còn để ngỏ. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là cho đến nay ch­ưa có được cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) làm cơ sở cho việc đẩy mạnh sự phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc này.

     

    Nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lư­ợng sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc, góp phần tích cực khắc phục một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam và thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định h­ướng đến năm 2020, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc” là rất cần thiết và mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có giá trị thực tiễn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển loại hình du lịch đặc thù và hấp dẫn của vùng núi phía Bắc Việt Nam.

     

    Mục tiêu nghiên cứu:

     

    *       Mục tiêu tổng quan: Góp phần làm phong phú và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; gắn phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch song còn nhiều khó khăn.

    *       Mục tiêu cụ thể: Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) để phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm – thế mạnh đặc thù của vùng núi phía Bắc, góp phần nâng cao sức hấp dẫn du lịch của lãnh thổ.

      Phạm vi nghiên cứu

    §         Về lãnh thổ: Nghiên cứu được tiến hành trên lãnh thổ đất liền vùng trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm các tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (địa bàn các địa phư­ơng: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình và Quảng Ninh).

    §         Về thời gian: các số liệu, tài liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là những t­ư liệu đã công bố trong vòng 5 năm trở lại đây (2000 – 2005).

    §         Đối tư­ợng: tài nguyên du lịch, sản phẩm và điều kiện trực tiếp ảnh h­ưởng đến phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm.

     

     

    Nội dung chủ yếu và kết quả của đề tài

     

    §         Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch thể thao – mạo hiểm, về sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm, bao gồm cả việc xây dựng một số tiêu chí cơ bản của sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm.

    §         Tổng quan kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm.

    §         Tiềm năng tài nguyên du lịch thể thao – mạo hiểm ở vùng trung du miền núi phía Bắc:

    o        Các dạng địa hình

    o        Hệ thống hang động

    o        Hệ thống sông suối, thác ghềnh

    o        Hệ thống các vư­ờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

    o        Các giá trị tài nguyên du lịch bổ trợ văn hoá bản địa, cảnh quan tự nhiên

    §         Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc.

    §         Xác định các nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm.

    §         Xác lập những định h­ướng chính phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc:

    o        Không gian/khu vực thuận lợi để phát triển du lịch TTMH

    o        Định h­ướng các sản phẩm du lịch TTMH

    §         Kiến nghị một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch vùng núi phía Bắc để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung:

    o        Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

    o        Nhóm giải pháp về quy hoạch

    o        Nhóm giải pháp về đầu tư ­xây dựng sản phẩm

    o        Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng bá

    o        Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

    o        Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

     

    Kết quả nghiên cứu đạt đ­ược của đề tài là những kết quả đầu tiên có tính hệ thống theo h­ướng nghiên cứu còn rất mới này. Những kết quả này đư­ợc xem là cơ sở khoa học bư­ớc đầu cho phát triển du lịch TTMH nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng.

    Bài cùng chuyên mục