Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

    1.Mở đầu   

     

      Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua và sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm 2005 khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý. Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương không ngừng đổi mới và hoàn thiện cùng với sự hình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch. Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch; cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu giải trí, các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.

     

            Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.
         

     

       Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch. Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có Chiến lược phát triển du lịch với quan điểm phát triển đột phá đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 phải khắc phục được những điểm yếu, hạn chế của giai đoạn vừa qua đồng thời phải tạo bước phát triển mạnh về chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại.

       Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là kim chỉ nam định hướng cho các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế – xã hội, trong đó ngành Du lịch là hạt nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

     

     2. Nội dung Chiến lược

    Vui lòng bấm  vào các đường link dưới để xem nội dung toàn văn Quyết định phê duyệt,  báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng hợp

     

    Báo cáo tổng hợp

    Quý độc giả có thể download toàn văn tài liệu thông qua Download Attachments phía dưới.

    Bài cùng chuyên mục