Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Kinh nghiệm của Nhật Bản trong vấn đề phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch và nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam

    1.    Kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo tồn di sản và du lịch
    1.1    Phác thảo khung pháp lý
         Hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản được hình thành từ những năm 1910 với việc ban hành luật Bảo tồn di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh tự nhiên, luật Bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm quốc gia năm 1929, luật Bảo vệ tài sản Văn hóa năm 1950.
         Luật Bảo vệ tài sản văn hóa được sửa đổi năm 1975, hệ thống các khu bảo tồn nằm trong các nhà truyền thống cũng được giới thiệu trong luật sửa đổi. Hệ thống này bao gồm các địa danh lịch sử như: làng chài, làng nghề truyền thống, cảng biển, đền chùa…. Hiện tại, hơn 100 địa danh đã được công nhận là khu di tích cổ quan trọng của Nhật Bản, những nơi này đang trở thành những điểm du lịch nổi tiếng. Vào những năm gần đây, trong bộ luật quy hoạch thành phố lịch sử ban hành năm 2008, các vấn đề giữa phát triển vùng và bảo tồn di sản văn hóa có thể được giải quyết song song trong cùng một chính sách.
         Về du lịch, bộ luật xây dựng đất nước du lịch đã được ban hành năm 2006, cơ quan du lịch Nhật Bản được thành lập năm 2008.
         Từ bối cảnh trên, các biện pháp quản lý với di sản văn hóa được thực hiện trước, các biện pháp đối với du lịch được thực hiện ngay sau đó. 

    Giai đoạn Sự kiện
    Từ những năm 1910 tới những năm 1970

    Hình thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa

    1919: Luật bảo tồn khu vực lịch sử, công trình kiến trúc lớn, kỳ quan lớn
    1929: Luật bảo tồn di sản quốc gia
    1950: Luật bảo vệ tài sản văn hóa
    1963: Luật du lịch
    1966:Luật đặc biệt bảo tồn khu vực lịch sử trong các thành phố cổ

     

    Từ những năm 1970 tới cuối những năm 1980

    Sử dụng các di sản văn hóa cho mục đích du lịch

    1970s: Khởi động chiến dịch “khám phá Nhật Bản”
    1970s: phát triển bảo tồn lịch sử bằng các hoạt động cộng đồng
    1970s: phân loại nguồn lực cho hoạt động du lịch theo mức độ quốc gia
    1975:Sửa đổi luật bảo vệ các tài sản văn hóa
    1975:thiết lập hệ thống bảo tồn các khu vực có các tòa nhà truyền thống
    1978: Khởi động các cuộc hội thảo quốc gia hàng năm tại các khu vực được bảo tồn

    Cuối những năm 1980 tới những năm 2000

    Phân bổ lợi nhuận từ hoạt động du lịch của các di sản văn hóa tới cộng đồng

    ・Gia tăng số lượng khu vực bảo tồn của các tòa nhà cổ
    ・Khuyến khích các họat động quảng bá văn hóa bởi các cơ quan chính quyền địa phương
    ・Khởi động hệ thống đăng ký/ghi danh cho các di sản văn hóa

    Từ những năm 2000 tới nay

    Trao quyền cho cộng đồng với sự phát triển du lịch

    2003: Tuyên bố của Chính phủ về xây dựng một đất nước du lịch.
    2004: Sửa đổi luật bảo vệ tài sản văn hóa
    2006: Luật cơ bản về quảng bá du lịch quốc gia
    2007: Luật quảng bá du lịch sinh thái
    2008: Luật phát triển các điểm đến du lịch. Thiết lập các cơ quan du lịch Nhật Bản

    Bảng 1: Các giai đoạn liên quan đến bảo tồn di sản và phát triển du lịch

    1.2. Quá trình phát triển của bảo tồn di sản văn hóa và du lịch tại Nhật Bản
    Cùng với khung chính sách được đề cập ở trên, dưới đây là một vài thành tựu chính mà Nhật Bản đã đạt được cho tới thời gian này.
    Giai đoạn 1: từ những năm 1910 tới những năm 1970: Hình thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa
    Giai đoạn này là bước đầu tiên mà chính phủ Nhật Bản hình thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa. Hệ thống của việc cung cấp các khoản trợ cấp cho việc việc trùng tu cũng được thực hiện.
    Thành tựu chính:
    •    Thiết lập hệ thống bảo vệ các tài sản văn hóa
    •    Hệ thống tích hợp ban đầu về bảo tồn di sản văn hóa và kế hoạch cho đô thị – nông thôn
    •    Hệ thống trợ cấp cho việc bảo tồn các tài sản văn hóa đã được triển khai
    Giai đoạn 2: Từ những năm 1970 tới cuối những năm 1980: Sử dụng các di sản văn hóa cho hoạt động du lịch
    Trong giai đoạn này, Việc chuyển hướng sang cải tạo các tòa nhà lịch sử (đài kỷ niệm, nhà hàng, cà phê ) và sử dụng chúng như phương tiện du lịch bước đầu đã được thực hiện. Ý tưởng về việc phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch đã được quảng bá rộng rãi đến cộng đồng.
    Thành tựu chính:
    •    Chiến dịch “khám phá Nhật Bản”, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các chuyến viếng thăm và khám phá truyền thống Nhật Bản, hình ảnh của các làng cổ đã được sử dụng để làm băng rôn cho chiến dịch
    •    Phân cấp các khu vực văn hóa quốc gia, định mức các khu vực du lịch  như “Mức độ đặc biệt loại A” “loại B”. Sách ảnh “Nhật bản tươi đẹp – nơi nên ghé thăm ít nhất một lần”, cái mà kích thích động lực du lịch của cộng đồng.
    •    Để khởi động chương trình bảo tồn các địa danh lịch sử nơi có các tòa nhà lịch sử. Nhiều trường đại học đã khảo sát tại các toà nhà lịch sử trước khi nhận diện ra các địa danh lịch sử của hệ thống.
    •    Hội thảo quốc gia về việc bảo tồn lịch sử. Thu thập và cung cấp thông tin cho các tổ chức cộng đồng và cơ quan chính quyền địa phương, học hỏi lẫn nhau trong việc bảo tồn.
    Giai đoạn 3: Cuối những năm 1980 tới những năm 2000: Chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng
    Giai đoạn này, để đưa ra một cơ chế để tạo ra lợi nhuận du lịch với mục đích bảo vệ môi trường, sự phát triển cơ sở hạ tầng vùng miền đã được nhấn mạnh nhằm hướng tới môi trường xã hội và trường sống tốt đẹp hơn.
    Thành tựu chính:
    •    Những khu trung tâm du lịch được phát triển thông qua việc chuyển đổi các tòa nhà lịch sử thành các bảo tàng, nhà hàng, khách sạn để chào đón khách du lịch từ trong và ngoài khu vực. Ví dụ, ở thành phố Nagahama – Shiga Prefecture, một nhà kho cũ đã được cải tạo và sử dụng như là một nhà trưng bày lớn. Gần đây, hơn 2 triệu khách du lịch đã đến thăm quan nhà trưng bày này.
    •    Khởi động những hoạt động bảo tồn và du lịch cộng đồng . Nhóm cộng đồng đã thành lập và bắt đầu xây dựng nguyên tắc về  hoạt động du lịch và bảo tồn.
    •    Khu vực bảo tồn và các tòa nhà lịch sử được thương hiệu hóa, những địa danh lịch sử được quảng bá như là các điểm đến du lịch.
    Giai đoạn 4 : Từ những năm 2000 tới nay: Trao quyền cho cộng đồng với sự phát triển du lịch
    Nhờ việc có rất nhiều khách du lịch tới thăm quan, cộng đồng địa phương nhận ra giá trị và nét đẹp của môi trường sống, lịch sử của họ. Du lịch đã góp phần phát triển một mạng lưới nhân lực văn hóa, xã hội tốt đẹp hơn.
    Các thành tựu chính:
    •    Ban hành luật đất đai, luật quy hoạch địa danh lịch sử. Hệ thống tích hợp giữa sự phát triển vùng miền và bảo tồn di sản văn hóa đã được thiết lập để xây dựng một môi trường sống tốt đẹp hơn.
    •    Thương hiệu hóa phong cách sống – một khái niệm mới, “Địa điểm du khách muốn tới thăm” là “nơi mà người dân địa phương đang sống một cách sôi động” đã được giới thiệu, khách du lịch có thể trải nghiệm cuộc sống địa phương và du lịch tại điểm đến như là sống trong một cộng đồng cởi mở.
    1.3    Bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản
         Dựa trên những phân tích từ kinh nghiệm của Nhật Bản, các mục sau có thể được xem như bài học cho Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa.
    (1)    Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt hơn để tiếp đón du khách
         Một trong những điều kiện quan trọng có tính chất quyết định trong việc phát triển du lịch bền vững là việc sử dụng các di sản văn hóa. Mô hình các điểm du lịch di sản văn hóa thành công bao gồm:
    i. Quản lý và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa,
    ii. Duy trì chất lượng của di sản văn hóa để thu hút du lịch,
    iii. Nhận thức của cộng đồng địa phương và chính quyền về tầm quan trọng của bảo tồn với phát triển bền vững.
    (2)    Cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Khách (du khách) và Chủ (cộng đồng địa phương)
         Việc sử dụng một cách bền vững di sản được cho là sẽ phát triển hài hòa được cả 3 mặt:  
    i.    Tái sinh các điều kiện kinh tế xã hội.
    ii.    Nâng cao mức sống.
    iii.    Bảo tồn được tài sản văn hóa. Du lịch mang lại một nguồn doanh thu cho cộng đồng địa phương và cộng đồng địa phương có thể sử dụng doanh thu đó cho việc bảo tồn và cải thiện đời sống thì có thể mang lại một phong cách sống độc đáo hơn thu hút du khách.

    Andos present
    Phân tích mối quan hệ giữa khách (du lịch) và chủ (cộng đồng)

    i.    Làm cho thị trấn hoặc ngôi làng trở thành một nơi hấp dẫn để sinh sống hoặc tham quan.
         Để phát triển du lịch bền vững cần phải hội đủ hai điều kiện:
         Thứ nhất, người dân phải có các hoạt động đời sống năng động và phong phú. Chính vì vậy du khách có thể thưởng thức lối sống truyền thống nhưng không kém phần năng động của họ. Thứ hai là cho khách du lịch, khu du lịch phải có những nơi để du khách thăm quan, để ăn uống, để vui chơi, để đi bộ, để trải nghiệm bằng cách sử dụng di sản văn hóa và các tài nguyên du lịch của địa phương. Vì vậy, du khách sẽ có thể đồng thời đi du lịch và trải nghiệm cuộc sống tại địa phương.
    2    Nghiên cứu áp dụng cho trường hợp của Việt Nam
    2.1    So sánh hệ thống và những thách thức giữa Việt Nam và Nhật Bản.
         Khi so sánh hệ thống luật pháp giữa hai quốc gia, thậm chí là cả cấu trúc xã hội cũng có khác nhau, tuy nhiên cũng có sự tương đồng về tinh thần pháp luật và định nghĩa về tài sản văn hóa và du lịch, bao gồm cả những quan điểm về bảo tồn.
         Do sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và sự phát triển về đất đai, sự phát triển cần được xem xét như vừa là tiềm năng vừa là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai gần. Một làn sóng du lịch lớn đã đến với Việt Nam, những điểm du lịch sẽ bị mất đi giá trị di sản văn hóa nếu nó không được quản lý, bảo tồn một cách phù hợp. Việt Nam và Nhật Bản có thể chia sẻ kinh nghiệm và tiến hành các thảo luận cần thiết để giải quyết các vấn đề, các thách thức mà hai bên gặp phải.
    2.2    Trường hợp phát triển du lịch ở làng cổ Đường Lâm
         Tại thủ đô Hà Nội, Nhật Bản đã hợp tác với Việt Nam trong việc bảo tồn và phát triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm thông qua việc tiến hành nghiên cứu khoa học cũng như cử chuyên gia Nhật Bản và tình nguyện viên về bảo tồn và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng từ năm 2003.
         Làng cổ Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây từ trung tâm Hà Nội. Đường Lâm là một ngôi làng nông nghiệp đặc trưng của Đồng bằng Bắc Bộ trong đó hàm chứa nhiều ngôi nhà truyền thống và các hoạt động nông nghiệp. Đường Lâm đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia vào năm 2005.
         Sau khi được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, số lượng khách du lịch đến đây đã tăng lên (Hình 2). Số lượng các hộ gia đình hoạt động dịch vụ du lịch như nhà hàng, làm kẹo truyền thống, bán hàng lưu niệm cũng ngày càng tăng. JICA gần đây đã tạo ra một bản đồ du lịch của làng với sự phối hợp của người dân địa phương và Ban quản lý di tích để giới thiệu không chỉ điểm di tích mà còn giới thiệu các dịch vụ du lịch của người dân địa phương bao gồm: trải nghiệm về sản xuất hàng hóa ở địa phương, du lịch nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm  nông trại và trải nghiệm về quán ăn làng quê.
         Ý tưởng của bản đồ du lịch là để tạo ra sự tương tác giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương nhằm tạo ra một mối quan hệ tốt giữa hai bên. Thực tế là trong trường hợp của Đường Lâm, những kinh nghiệm của Nhật Bản sẽ là hữu ích trong bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, sử dụng một số ý tưởng sau:
         Các ý tưởng chủ đạo:

    • Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt, sau đó đến đón tiếp du khách
    • Giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa Khách (Du khách) và Chủ ( Cộng đồng)
    • Làm cho ngôi làng trở thành một địa điểm hấp dẫn du khách đến sinh sống hoặc thăm quan

         Sắp tới, lượng du khách đến làng sẽ tăng lên nhanh chóng do vị trí gần trung tâm Hà Nội và sự hấp dẫn của các yếu tố thôn quê và truyền thống mà nó có. Các ý tưởng cơ bản trên sẽ giúp cho sự phát triển bền vững của làng.

    Năm  Số lượng du khách
    2008 13,800
    2009 27,370
    2010 37,930
    2011 57,453
    2012 70,112

    Bảng 2: Số lượng du khách đến làng cổ Đường Lâm
    (Nguồn: Ban quản lý dự án khu di tích làng cổ Đường Lâm)
    3. Khuyến nghị
         Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở cả khu vực nông thôn. Khu vực xung quanh thành phố Hà Nội cũng là nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống sở hữu nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Người ta cho rằng những nguồn tài nguyên du lịch này cần được bảo tồn và tích cực sử dụng cho du lịch. Du lịch có thể mang lại kết quả tích cực nhưng nó cũng đem đến nhiều tiêu cực. Cần một sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan đến du lịch, nhằm mục đích giảm thiểu tối đa những tiêu cực và phát huy tối đa những tích cực mà nó mang lại để phát triển “Các địa danh du lịch mang bản sắc văn hóa Việt Nam”.

    Ando Katsuhiro – Chuyên gia/ Phát triển du lịch – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

    Phòng QLKH & HTQT biên dịch

     

    Bài cùng chuyên mục