Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch”

    1. MỞ ĐẤU

    1.1. Tính cấp thiết của vấn đề

    1.2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và giới hạn của đề tài

    1.2.1. Mục tiêu

    1.2.2 Các nội dung nghiên cứu chính          

    1.2.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài         

    1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    1.4. Hệ quan điểm, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    1.4.1. Những quan điểm chủ yếu

    1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu

    2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH

    2.1. Cơ sở lý luận

    2.1.1. Các điểm, tuyến du lịch trong hệ thống lãnh thổ du lịch

    2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các

    tuyến điểm du lịch

    2.1.3. Các chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các tuyến điểm du lịch

    2.1.4. Phương pháp xác định tuyến điểm du lịch

    2.2. Cơ sở dữ liệu nghiên cứu tuyến, điểm du lịch

    2.2.1. Những vấn đề chung

    3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM DU LỊCH HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN

    3.1. Xác định những nhân tố ảnh hưởng chính đến việc xác định điểm, tuyến du lịch

    3.1.1. Hiện trạng tiềm năng tài nguyên du lịch
    3.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận        

    3.2.  Các tuyến, điểm du lịch thuộc Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận

    3.2.1. Các điểm du lịch chủ yếu

    3.2.2. Kết quả đánh giá xác định các điểm du lịch

    3.2.3. Các tuyến du lịch chủ yếu

    3.3. Kết quả bước đầu xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tuyến, điểm du lịch

    3.3.1. Mô hình CSDL về các tuyến, điểm du lịch

    3.3.2. Xây dựng CSDL về các điểm du lịch

    4. KẾT LUẬN

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống văn hóa xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là ở những nước phát triển, nơi có nhịp độ hoạt động công nghiệp và đô thị hóa cao.

    Nước ta là một nước có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch, một nước nằm ở vị trí chiến lược ở Đông Nam Á và giàu truyền thống văn hóa lịch sử. Trước sự mở cửa của nền kinh tế, thời kỳ đất nước bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến đến sự hội nhập khu vực và quốc tế, thời kỳ nền kinh tế giữa nước ta và thế giới, khu vực vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhau quyết liệt…

    Trong bối cảnh phát triển kinh tế như vậy, với một ngành Du lịch còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong quản lý phát triển du lịch nói chung, khai thác quản lý tài nguyên và các tuyến điểm du lịch nói riêng, thì việc nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ cho sự phát triển ngành nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung là hết sức cần thiết. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch” là quan trọng và cần thiết, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và khai thác có hiệu quả các tuyến điểm du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

     

    Mục tiêu nghiên cứu:

    –  Xác lập cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch.

    – Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu tiến hành thử nghiệm việc đánh giá, xác định các điểm, tuyến du lịch chính của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

     

    Phạm vi nghiên cứu:

    – Xác lập cơ sở khoa học cho việc xác định các điểm, tuyến du lịch.

    – Thử nghiệm các kết quả nghiên cứu về mặt phương pháp đối với trung tâm du lịch Hà
     Nội và phụ cận.

     

    Phương pháp nghiên cứu:

    – Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống

    – Phương pháp điều tra thực địa

    – Phương pháp toán và thống kê du lịch

    – Phương pháp sơ đồ, bản đồ

    – Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia

     

    Nội dung nghiên cứu chính:

    – Phân tích và xác lập luận cứ khoa học cơ bản đối với việc xác định các điểm, tuyến du lịch, trong hệ thống lãnh thổ du lịch: Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch; vị trí của tuyến điểm trong hệ thống lãnh thổ du lich..

    – Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các tuyến điểm du lịch: Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.

    – Xác định các chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các tuyến điểm du lịch như: Độ hấp dẫn; vị trí của địa điểm du lịch; thời gian hoạt động du lịch; sức chứa khách du lịch; mức độ phá hủy của các thành phần tự nhiên tại điểm du lịch; chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế vv…

    – Nghiên cứu phương pháp xác định tuyến điểm du lịch

    – Nghiên cứu, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tuyến, điểm du lịch: Những vấn đề chung; khái quát về kỹ thuật thông tin địa lý; vai trò của kỹ thuật GIS trong quản lý tài nguyên; các mô hình chính về phân tích và quản lý thông tin – bản đồ.

    – Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống các chỉ tiêu chính đánh giá ý nghĩa quan trọng của các điểm du lịch.

    – Thử nghiệm xác định các điểm, tuyến du lịch chính của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận :

    + Đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch

    + Xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc phát triển các tuyến điểm du lịch

    + Xác định hiện trạng khai thác các điểm, tuyến du lịch.

    + Đánh giá mức độ quan trọng của các điểm, tuyến du lịch.

     

    Kết quả đạt được của đề tài:

    Những kết quả bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến điểm du lịch về mặt lý thuyết và ứng dụng cho trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận:

    – Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến các tuyến điểm du lịch và các chỉ tiêu cơ bản được xem xét để xác định tuyến điểm du lịch là hợp lý và đầy đủ.

    – Các chỉ tiêu quan trọng: độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của điểm du lịch.

    – Xây dựng thử nghiệm hệ cơ sở dữ liệu về các tuyến điểm du lịch cho một lãnh thổ trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin địa lý (GIS).

    – Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về các tuyến điểm du lịch có thể mở rộng, bổ sung thêm các thông tin hữu ích khác như đặc điểm thời tiết khí hậu, khoảng cách tính từ các trung tâm lưu trú lớn, các cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thông…

    Kết quả nghiên cứu đạt được có tính ứng dụng cao, hướng nghiên cứu của để tài cần được quan tâm đầu tư tiếp tục thực hiện và mở rộng hơn về quy mô đánh giá các điểm du lịch trên phạm vi toàn quốc cũng như hoàn thiện về cơ bản hệ cơ sở dữ liệu các tuyến điểm du lịch Việt Nam.

     

    Địa chỉ cơ quan áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài:
              
    – Cơ quan quản lý du lịch
               – Các công ty du lịch, lữ hành

    Bài cùng chuyên mục