Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu khai thác hợp lý tiềm năng hồ Thác Bà”

    I. MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề

    2. Mục tiêu, nội dung và giới hạn nghiên cứu

    3. Hệ quan điểm, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

     

    II. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN HỒ THÁC BÀ

    1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

    1.1. Địa chất – địa mạo vùng hồ

    1.2. Khoáng sản vùng hồ Thác Bà

    1.3. Khí hậu vùng hồ Thác Bà

    1.4. Đặc điểm thuỷ văn

    1.5. Tài nguyên sinh vật

    1.6. Tài nguyên đất vùng hồ Thác Bà

    2. Tiềm năng tài nguyên nhân văn vùng hồ Thác Bà

     

    III. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÙNG HỒ THÁC BÀ

    1. Hiện trạng sử dụng đất vùng hồ

    2. Hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội vùng hồ

    2.1. Dân cư và lao động

    2.2. Hồ chứa Thác Bà và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng hồ

    2.3. Sản xuất nông nghiệp

    2.4. Thủy sản

    2.5. Lâm nghiệp

    2.6. Giao thông vận tải

    2.7. Công nghiệp

    2.8. Du lịch

    3. Hiện trạng môi trường

    3.1. Môi trường nước

    3.2. Môi trường khí hậu

    4. Đánh giá chung

     

    IV. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG HỒ THÁC BÀ

    1. Quan điểm khai thác:

    1.1. Quan điểm tổng hợp

    1.2. Quan điểm kinh tế

    1.3. Quan điểm môi trường, sinh thái

    2. Những định hướng chính

    2.1. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

    2.2. Phát triển nông – lâm nghiệp

    2.3. Phát triển du lịch

    2.4. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản

    2.5. Phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi

    3. Khả năng khai thác tiềm năng hồ phục vụ việc di dân và định canh định cư

    3.1. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn

    3.2. Khả năng sử dụng lãnh thổ

    4. Đánh giá tác động môi trường trong khai thác lãnh thổ vùng hồ

    4.1. Vai trò và vị trí của hồ Thác Bà trong các phương án phát triển

    4.2. Sự tác động môi trường của sự phát triển nông lâm nghiệp vùng hồ Thác Bà

    4.3. Sự tác động môi trường của phương án phát triển thuỷ sản ở vùng hồ Thác Bà

    4.4. Tác động đến môi trường của phương án phát triển công nghiệp

    4.5. Tác động đến môi trường của việc phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng và đô thị

    4.6. Tác động đến môi trường của việc phát triển du lịch – dịch vụ

     

    VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    Tính cấp thiết của đề tài:

                Hồ Thác Bà là một hồ nhân tạo, là một trong những hồ lớn nhất ở nước ta, sau hồ Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) và hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh). Hồ có 1.331 hòn đảo lớn nhỏ. Bên cạnh những đảo đất thấp có thể trồng cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn có những đảo núi đá vôi có cảnh quan thiên nhiên đẹp với những truyền thuyết và di tích đáng chú ý như Thành Nhà Bầu, núi Cao Biền, núi Thái Bảo, núi Chàng Rể, Thác Ông, đến Thác Bà, động Thuỷ Tiên và Hang Hùm là di tích trú ngụ của người cổ xưa thuộc nền văn hoá Bắc Sơn. Với cảnh sắc thiên nhiên và khí hậu vùng hồ trên núi, nếu được đầu tư, nơi đây sẽ là một khu nghỉ mát, du lịch hấp dẫn.

                Tuy có những tiềm năng phát triển to lớn như vậy nhưng những năm qua, hồ Thác Bà mới được khai thác chủ yếu phục vụ cho phát điện nhà máy thủy điện Thác Bà, tưới cho nông nghiệp, vận tải thuỷ trong vùng và nuôi trồng thuỷ sản. Hiệu quả khai thác còn hạn chế, chưa khai thác được hết các tiềm năng một cách hợp lý theo yêu cầu khai thác tổng hợp và phát triển bền vững. Nhiều thế mạnh của vùng hồ như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, trồng và bảo vệ rừng… không những không phát triển mà còn bị suy giảm. Hệ thống hạ tầng cơ sở và hạ tầng kỹ thuật còn kém phát triển. Chưa khai thác triệt để cảnh quan thiên nhiên độc đáo của vùng hồ, đặc biệt hệ thống đảo, rừng và các di tích lịch sử để phát huy tiềm năng du lịch.

    Để góp phần giúp tỉnh Yên Bái có được luận cứ khoa học nhằm khai thác toàn diện và có hiệu quả tiềm năng hồ Thác Bà phục vụ yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã giao Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Yên Bái cùng các ban ngành địa phương, các Viện Nghiên cứu trung ương triển khai thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu khai thác hợp lý tiềm năng hồ Thác Bà”.

     

    Mục tiêu nghiên cứu

    Xác lập cơ sở khoa học cho việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng đa dạng và phong phú, đặc biệt là tiềm năng du lịch, của hồ Thác Bà phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của một địa phương miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái.

     

    Phương pháp nghiên cứu:

    – Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống

                – Phương pháp điều tra thực địa

    – Phương pháp toán và thống kê

    – Phương pháp sơ đồ, bản đồ

    – Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia

     

    Nội dung nghiên cứu chính:

    Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, các nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài cần được giải quyết bao gồm:

    –           Điều tra thu thập và đánh giá toàn diện điều kiện tự nhiên, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế – xã hội của hồ Thác Bà.

    –           Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng hồ Thác Bà phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

    –           Đánh giá hiện trạng môi trường vùng hồ Thác Bà.

    –           Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các ngành kinh tế trong khai thác tiềm năng hồ Thác Bà.

    –           Đề xuất hướng khai thác hợp lý tiềm năng hồ Thác Bà, đảm bảo sự phát triển môi trường bền vững của khu vực.

    –           Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cụ thể trong khai thác tiềm năng hồ Thác Bà phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

     

    Kết quả đã đạt được của đề tài:

     

    – Đã đánh giá được những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của vùng hồ Thác Bà bao gồm: địa chất – địa mạo, khoáng sản, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, thổ nhưỡng và du lịch.

    – Đã đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên vùng hồ Thác Bà trên các mặt: sử dụng đất, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp và du lịch. Vấn đề môi trường khu vực hồ lần đầu tiên cũng được nghiên cứu một cách có hệ thống.

    – Đã nghiên cứu đề xuất được những định hướng khai thác tiềm năng vùng hồ Thác Bà phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên các mặt: phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, phát triển nông – lâm nghiệp, phát triển du lịch, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi.

    – Trên cơ sở kết quả những phân tích trên, bước đầu đã đề xuất được những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công những định hướng phát triển trên bao gồm: giải pháp về quy hoạch, giải pháp về đầu tư, giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ.

     

     

    Khả năng ứng dụng thực tế:

    Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, đặc biệt là những định hướng khai thác tiềm năng vùng hồ Thác Bà và những giải pháp thực hiện, các nhà quản lý địa phương tỉnh Yên Bái có thể xem xét nhằm:

    – Xây dựng lộ trình nhằm từng bước khai thác những tiềm năng đa dạng và phong phú của vùng hồ, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

     – Triển khai xây dựng các quy hoạch chuyên ngành, đặc biệt là du lịch, nhằm từng bước đưa hồ Thác Bà vào hệ thống các tuyến điểm du lịch của Tiểu vùng du lịch Tây Bắc.

    – Phát triển để xây dựng những mô hình cụ thể đối với việc khai thác tiềm năng những vùng hồ tương tự.

     

    Địa chỉ ứng dụng:

    – Các cơ quan hoạch định chính sách chiến lược, các cơ quan quản lý nhà nước.

    – UBND tỉnh Yên Bái, UBND huyện Lục Yên, huyện Yên Bình.

    – Các địa phương có những hồ lớn tương tự

    – Các cơ sở nghiên cứu

    Bài cùng chuyên mục