Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong tính toán dự báo phát triển ngành”

    Phần mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    3. Phạm vi nghiên cứu

    4. Những nội dung nghiên cứu chính

    5. Các phương pháp nghiên cứu

    Chương 1: Tổng quan về vấn đề dự báo và việc ứng dụng các kỹ thuật dự báo trong ngành du lịch

    1.1. Một số khái niệm và định nghĩa

    1.1.1. Dự báo

    1.1.2. Phương pháp dự báo

    1.1.3. Mô hình dự báo

    1.1.4. Thời hạn dự báo (tầm xa dự báo – Forecasting Period)

    1.1.5. Dữ liệu sử dụng cho dự báo cầu du lịch và yêu cầu về dữ liệu

    1.1.6. Dự báo cầu du lịch và đặc điểm của công tác dự báo cầu du lịch

    1.2. Mục đích, và ý nghĩa của công tác dự báo phát triển ngành

    1.2.1. Mục đích của việc dự báo nhu cầu du lịch

    1.2.2. Ý nghĩa của công tác dự báo nhu cầu du lịch

    1.3. Các phương pháp dự báo cầu du lịch

    1.3.1. Các phương pháp định lượng

    1.3.1.1. Phương pháp ngoại suy

    1.3.1.2. Phương pháp nhân quả

    1.3.2. Các phương pháp định tính (Qualitative methods)

    1.4. Đánh giá độ chính xác của các phương pháp dự báo

    1.5. Hiện trạng sử dụng kỹ thuật dự báo cầu du lịch hiện nay ở nước ta

    1.6. Kết luận chương 1

    Chương 2: Phân tích và thiết kế chương trình trợ giúp tính toán dự báo

    2.1. Một số vấn đề trong phân tích thiết kết chương trình trợ giúp tính toán dự báo

    2.2. Xây dựng Sơ đồ chức năng và lựa chọn ngôn ngữ lập trình

    2.2.1. Sơ đồ chức năng

    2.2.2. Về lựa chọn ngôn ngữ lập trình

    2.3. Thiết kế modul quản lý các dữ liệu phục vụ công tác tính toán dự báo

    2.3.1. Xác định các dữ liệu sử dụng trong tính toán dự báo

    2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu

    2.4. Kết quả Xây dựng chương trình trợ giúp tính toán dự báo

    2.4.1. Các modul chương trình

    2.4.2. Về hoạt động của chương trình

    Chương 3: Một số kết quả thử nghiệm về tính toán dự báo

    3.1. Về khả năng ứng dụng của chương trình trợ giúp tính toán dự báo

    3.2. Một số kết quả tính toán dự báo

    3.3. Một số nhận xét

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Đứng trước sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành du lịch của nước ta cũng đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của đất nước. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển đòi hỏi tăng cường hơn nữa về sự đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, đồng thời, cũng cần tăng cường, đổi mới các biện pháp thu nhận, quản lý và xử lý thông tin. Do vậy việc dự báo là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác kế hoạch hóa và quản lý kinh tế, nó cho phép đưa ra những phương án phát triển dựa trên các kịch bản khác nhau, đồng thời nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp với bối cảnh mới. Chính vì vậy sự ra đời của đề tài là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự báo, nhằm đề xuất đưa ra các giải pháp thích hợp với điều kiện phát triển của đất nước.

     

    Mục tiêu đề tài:

    Nghiên cứu xây dựng các module phần mềm để quản lý dữ liệu và trợ giúp công tác tính toán dự báo phát triển của ngành du lịch.

     

    Phạm vi nghiên cứu:

    Tổng quan và chương trình hóa những phương pháp dự báo đã có, tập trung nghiên cứu thử nghiệm cho 1 chỉ tiêu dự báo là khách du lịch (quốc tế, nội địa).

    Dữ liệu được quản lý trong tính toán là các dữ liệu liên quan tới việc phân tích và thực hiện dự báo phát triển của ngành du lịch. Các phương pháp dự báo được sử dụng là các phương pháp đã và đang được sử dụng trong ngành.

     

    Phương pháp nghiên cứu:

                Đề tài đã kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau, đó là:

    –          Phương pháp thống kê;

    –          Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin có cấu trúc;

    –          Phương pháp tiếp cận hệ thống thông tin;

    –          Phương pháp thiết kế hệ thông tin quản lý;

    –          Phương pháp thống kê dự báo và phương pháp mô hình hóa toán học.    

     

    Nội dung đề tài:

                Tổng quan về các phương pháp dự báo sử dụng trong lĩnh vực du lịch và thực trạng công tác tính toán dự báo phát triển ngành:

     

     Các phương pháp định lượng:

    Gồm có:

    * Phương pháp ngoại suy:

    – Không có tình thời vụ: Phương pháp ngoại suy đơn giản; Phương pháp Trung bình trượt đơn; Phương pháp Trung bình trượt kép; Phương pháp San bằng mũ đơn; Phương pháp San bằng mũ kép; Phương pháp phân ly thích nghi; Phương pháp tự hồi quy; Phương pháp Box-Jenkins.

    – Có tình thời vụ: Gồm có phương pháp tính chỉ số thời vụ; Phương pháp Hot-Winter.

    * Phương pháp nhân quả: Gồm có phương pháp phân tích hồi quy; Phương pháp xây dựng mô hình cấu trúc.

     

    Các phương pháp định tính:

                Gồm có: Phương pháp quan sát các mục đích; Phương pháp ước lượng có khả năng; Phương pháp DELPHI

     

    Đánh giá độ chính xác của các phương pháp dự báo: Dựa vào các tiêu chí sau:

    –          Tiêu chí về cấu trúc của mô hình dự báo

    –          Tiêu chí về chi phí thực hiện công tác dự báo

    –          Tiêu chí về độ chính xác của phương pháp dự báo

     

    Phân tích và thiết kế chương trình trợ giúp công tác tính toán dự báo phát triển ngành:

    –          Xây dựng sơ đồ chức năng và lựa chọn ngôn ngữ lập trình

    –          Xây dựng module cơ sở dữ liệu sử dụng để lưu trữ các dữ liệu phục vụ cho tính toán dự báo

    –          Xây dựng module phân tích dữ liệu để kiểm tra tính logic của dữ liệu đầu vào

    –          Xây dựng module lựa chọn các thuật toán tính toán dự báo tối ưu theo cac tiêu chuẩn nhất định

    –          Module các thuật toán ngoại suy

    –          Module các thuật toán xây dựng mô hình nhân quả

    –          Module hiển thị kết quả

    –          Lưa chọn ngôn ngữ lập trình

     Tính toán thử nghiệm dự báo cho một số trường hợp cụ thể:

    –          Tính toán dự báo ngắn hạn khách du lịch quốc tế vào Việt Nam (theo tháng)

    –          Tính toán dự báo ngắn hạn khách du lịch quốc tế vào Việt Nam (theo năm)

    –          Tính toán dự báo ngắn hạn khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt

    –          Thử nghiệm dự báo dài hạn khách du lịch nội địa

    –          Thử nghiệm dự báo dài hạn khách du lịch quốc tế

    Từ việc tính toán dự báo thử nghiệm cho thấy rằng: Với sự dự báo ngắn hạn kết quả phụ thuộc vào độ dài chuỗi số liệu và độ dài chu kỳ dự báo. Còn đối với dự báo dài hạn kết quả sẽ có độ tin cậy cao khi số biến ảnh hưởng đưa vào trong chương trình đầy đủ, các kết quả trên có thể coi là các phương án trợ giúp cho các chuyên gia trong quá trình phân tích dự báo.

    Kết quả đề tài:

    Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam đã hệ thống hóa được các phương pháp tính toán dự báo áp dụng trong lĩnh vực du lịch

    Đã xây dựng được một tập hợp các module chương trình máy tính sử dụng để trợ giúp công tác tính toán dự báo ngắn hạn và dài hạn khách du lịch. Độ tin cậy của các chương trình này đã được kiểm chứng thông qua các kết quả thử nghiệm.

    Ứng dụng trong ngành du lịch để trợ giúp công tác tính toán dự báo ngắn hạn và dài hạn khách du lịch.

    Là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy về dự báo trong các khoa du lịch ở các trường Đại học.

    Bài cùng chuyên mục