Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên”

    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I – CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN
    I. Đánh giá về hệ thống khuôn khổ pháp lý phát triển du lịch Miền Trung – Tây Nguyên
    II. Vai trò và ý nghĩa của du lịch Miền Trung – Tây Nguyên đối với sự phát triển du lịch Việt Nam
    III. Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp cơ bản tăng cường phát triển du lịch MT – TN

    CHƯƠNG II – TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN
    I. Vị trí và đặc điểm của du lịch Miền Trung và Tây Nguyên
    II. Tiềm năng phát triển du lịch Miền Trung và Tây Nguyên
    1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
    2. Tài nguyên du lịch nhân văn
    3. Kinh tế – xã hội

    CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

    I. Thực trạng phát triển du lịch MT – TN
    1. Một số kết quả chủ yếu
    2. Những tồn tại, hạn chế
    3. Một số nguyên nhân chủ yếu tác động tới sự phát triển du lịch MT – TN

    II. Những cơ hội và thách thức phát triển du lịch Miền MT-TN

    CHƯƠNG IV – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2005 VÀ 2010
    I. Quan điểm phát triển
    II. Mục tiêu
    1. Mục tiêu tổng quát
    2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

    III. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực chủ yếu

    1. Phương hướng tổ chức không gian du lịch
    1.1. Những địa bàn hoạt động chủ yếu
    1.2. Các đô thị du lịch, các khu du lịch trọng điểm
    1.3. Các tuyến du lịch trọng điểm

    2. Phát triển các sản phẩm du lịch lợi thế của MT- TN
    2.1. Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hoá, tài nguyên nhân văn
    2.2. Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển
    2.3. Sản phẩm du lịch- tham quan, nghiên cứu về sinh thái
    2.4. Sản phẩm du lịch – tham quan di tích chiến tranh, di tích cách mạng
     2.5. Du lịch quá cảnh sang Lào, Campuchia, Thái Lan. 

    3. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
    3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch
    3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch
    3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch

    4. Phát triển thị trường
    5. Xúc tiến, quảng bá du lịch

    CHƯƠNG V – GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN
    1. Tổ chức quản lý phát triển du lịch
    2. Đầu tư phát triển
    2.1. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
    2.2. Sử dụng quỹ đất, phát triển CSHT du lịch
    2.3. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài
    2.4. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
    2.5. Phát hành trái phiếu công trình
    2.6. Tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu từ hoạt động du lịch của địa phương
    2.7. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức khác
    2.8. Đóng góp của cộng đồng

    3. Về tài chính
    4. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
    5. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch
    6. Hợp tác quốc tế về du lịch
    7. Ứng dụng khoa học, công nghệ
    8. Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch
    9. Phát triển nguồn nhân lực
    10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

    KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên (MT-TN) được đề cập trong đề án này bao gồm 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó 14 tỉnh ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên), với tổng diện tích đất tự nhiên là: 144.424,25 km2, dân số 23.222.618 người (chiếm 43,8% diện tích và 31,2 % dân số của cả nước). Khu vực MT – TN có hơn 1.000 km đường biên giới với Lào và Campuchia ở phía Tây, hơn 1.600 km đường bờ biển ở phía Đông; có hệ thống các cửa khẩu quốc tế và quốc gia đường không, đường bộ, đường biển và sân bay, cảng biển là những cửa ngõ quan trọng của Việt Nam sang Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước khác trong khu vực, thuận lợi cho hướng phát triển kinh tế tuyến hành lang Đông – Tây. Miền Trung – Tây Nguyên còn là cầu nối giữa hai khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của đất nước. Với vị trí chiến lược này, Miền Trung – Tây Nguyên đã được đặc biệt chú trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

    Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo địa phương, du lịch Miền Trung-Tây Nguyên đã có những bước phát triển nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Miền Trung – Tây Nguyên cũng như sự phát triển du lịch chung của cả nước. Tuy nhiên, du lịch Miền Trung – Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Việc phát triển du lịch chưa thu hút mạnh được các nguồn lực nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

    Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, vai trò của du lịch Miền Trung – Tây Nguyên đối với việc phát triển du lịch cả nước nói chung và phát triển kinh tế xã hội Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng là hết sức quan trọng, do đó Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề tài “Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường phát triển du lịch Miền Trung – Tây Nguyên”, nhằm phân tích đặc điểm nguồn lực và hiện trạng du lịch Miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp cụ thể tạo điều kiện để du lịch Miền Trung – Tây Nguyên phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của khu vực. Đây cũng chính là lý do nghiên cứu của đề tài.

    Mục tiêu đề tài:

    Đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp ưu tiên phát triển du lịch Miền Trung – Tây Nguyên.

    Phương pháp nghiên cứu:

    – Tổng hợp và đánh giá:

    – Điều tra khảo sát thực tế:

    – Phân tích thống kê, dự báo

    – Phương pháp chuyên gia

    Nội dung đề tài:

     1. Tổng hợp, cập nhật, đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên:

    •    Phân tích lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của miền Trung – Tây Nguyên; Dự báo và định hướng phát triển du lịch của miền Trung và Tây Nguyên đến năm 2010: định hướng không gian phát triển du lịch và một số lĩnh vực chủ yếu về du lịch.
    •   Phân tích, đánh giá những mặt được và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch của vùng, cơ hội phát triển và những thách thức, các bài học kinh nghiệm; những vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch miền Trung – Tây Nguyên.

     2. Đề xuất phương hướng giải pháp phát triển mạnh du lịch miền Trung – Tây Nguyên: Xây dựng luận cứ khoa học, nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch của vùng miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất hệ thống các giải pháp và chính sách nhằm tạo bước chuyển mạnh của du lịch miền Trung – Tây Nguyên trên cơ sở định hướng phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên, cụ thể như sau:

    •  Nhóm giải pháp chung tạo điều kiện phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các giải pháp về thủ tục hành chính xuất nhập cảnh: về visa tại một số cửa khẩu thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên; cho phép quá cảnh xe tay lái nghịch tại một số tuyến đường thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên…
    •  Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý: Thành lập Ban điều hành chung nhằm quản lý quy hoạch phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên.
    •  Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đào tạo nghiệp vụ du lịch, đào tạo bậc trung học, đại học . . . )
    •  Nhóm giải pháp về vốn đầu tư: Giải pháp về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên. Phát triển cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch, cơ chế ưu đãi về thuế, đất,…
    •  Nhóm giải pháp về thị trường: Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên. 
    • Nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp du lịch: 
    • Giải pháp về tài chính
    • Giải pháp tổ chức, xắp xếp doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

     

    Kết quả đề tài:

    Ý nghĩa của khoa học: đề tài hệ thống, đánh giá, phân tích các văn bản pháp lý liên quan tới việc điều chỉnh phát triển du lịch của vùng từ đó đưa ra các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh phát triển mạnh du lịch Miền Trung – Tây Nguyên.

    Địa chỉ ứng dụng kết quả đề tài:

    Đề tài là cơ sở khoa học trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Miền Trung – Tây Nguyên (ngày 4/8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 194/2005/QĐ – TTg phê duyệt Đề án Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Miền Trung – tây Nguyên).

    Bài cùng chuyên mục