Du lịch là một trong những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên du lịch lại là một ngành mang nội dung văn hóa sâu sắc, cú tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch cần có những công cụ quản lý có hiệu qủa, một trong những công cụ đó chính là quy hoạch. Nhận thức từ tầm quan trọng của cụng tác quy hoạch, ngay sau khi tách tỉnh, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đó tập trung chỉ đạo việc triển khai xây dựng dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1997 – 2010.
Báo cáo "Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1997 – 2010" đó hoàn thành và được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các kế hoạch cụ thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2010. Căn cứ vào các định hướng chiến lược đó được xác định, ngành Du lịch của tỉnh đó phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương tiến hành xssy dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho các địa bàn trọng diểm phát triển du lịch của tỉnh, tạo cơ sở thuận lợi cho trong công tác chỉ đạo phát triển ngành, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trong những năm đầu, sự phát triển của ngành du lịch tỉnh khá phù hợp với những định hướng được hoạch định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, ngành du lịch tỉnh đã thực hiện được nhiều chỉ tiêu do Quy hoạch đề ra: tăng trưởng hàng năm ở mức cao, nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực du lịch được hình thành, bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu của sự phát triển, công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, đó triển khai được một số dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch… Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy hoạch cũng phát sinh những bất cập như hạ tầng du lịch chậm được cải thiện; việc huy động các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch không được như mong muốn; công tác xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng; xuất hiện nhiều yếu tố mới tác động đến du lịch, trong khi du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và thường chịu ảnh hưởng bị tác động rất mạnh (kể cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực) của những yếu tố đó… Ngoài ra do tính chất đặc thự, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch là một dạng quy hoạch mở, mang tính định hướng, do vậy đòi hỏi có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch và kinh tế – xã hội của tỉnh. Đây là một thực tế mà công tác quy hoạch kinh tế – xã hội nói chung, quy hoạch chuyên ngành núi riêng luôn phải đối mặt. Chính vì vậy quy hoạch được xem là công tác thường xuyên và việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2020 là việc làm cần thiết, tất yếu.
Nghị quyết 11/TU ngày 3/2/1996 của Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ 15 về vấn đề tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả các vùng, cụm, điểm du lịch của Thanh Hóa xác định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội… Để thực hiện được những mục tiêu này thì việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020 là hết sức cần thiết để thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra.
Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân Tỉnh, Sở Du lịch Thanh Hóa và các cơ quan hữu quan của tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch xây dựng dự án "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến 2020" làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng.