Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quảng Nam phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa

    “Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Du lịch không chỉ dựa vào di sản để phát triển, mà còn mang sứ mệnh cao cả đó là tôn vinh giá trị di sản đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đã được kết tinh và gìn giữ”- ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định.

    Mối quan hệ tương hỗ
    Phát huy và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa là hai mặt của thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng.
     
    Thoi anheo ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: di sản là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động cơ tác động đến quyết định tiêu dùng của du khách, là một trong những yếu tố cung không thể thiếu của hoạt động du lịch bên cạnh các yếu tố về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và con người. Di sản cũng có thể là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị, xây dựng thương hiệu điểm đến của một quốc gia/lãnh thổ hay một địa phương trên bản đồ du lịch. Song song với đó, việc phát triển du lịch hướng tới các giá trị di sản văn hóa lịch sử không những đã trở thành trào lưu của thế giới, mà còn thông qua đó quảng bá các giá trị di sản văn hóa đặc trưng của từng vùng, miền, đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ các di sản văn hóa.
     
    Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch hướng tới các giá trị di sản văn hóa lịch sử đã gia tăng mạnh mẽ và đang được nhân rộng trên thế giới. Hiện nay, di sản là yếu tố quan trọng, là đích đến của khoảng 40% các chuyến du lịch quốc tế.
     
    Đối với Quảng Nam, việc phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được thực hiện sâu rộng, tạo hiệu quả tích cực. Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn là những điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch. Trong năm 2012, Quảng Nam đón trên 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,7% so với năm 2011, thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng; 6 tháng đầu năm, Quảng Nam đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, Hội An đóng vai trò quan trọng, đồng thời cũng là điển hình trong việc giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia hoạt động du lịch, xây dựng được môi trường du lịch văn minh. Hội An góp phần tích cực vào việc định vị thương hiệu du lịch Quảng Nam. Đặc biệt, Hội An đã được bình chọn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.
     
    Phát huy vai trò của cộng đồng
     
    my sonCộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp, cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Chính vì vậy phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực đóng vai trò quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
     
    Hiện nay, nhiều vấn đề nảy sinh trong việc khai thác di sản phục vụ cho phát triển du lịch đó là công tác bảo tồn di tích chưa được quan tâm đúng mức, một số hoạt động kinh tế-xã hội đã xâm hại nghiệm trọng đến di sản. Do vậy cần phải kịp thời khắc phục tình trạng này nhằm bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, từ đó nâng cao khả năng thu hút và phục vụ khách du lịch. Một trong những biện pháp được cho là hiệu quả nhất và có tính bền vững chính là phát huy vai trò của cộng đồng đối với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.
     
    Phát biểu tại Hội thảo Quốc tế “10 năm Công ước quốc tế bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể UNESCO” vừa qua, ông Trần Minh Cả – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Để di sản văn hóa là điều kiện cần và đủ cho việc thu hút du khách và phát triển du lịch thì phải cần đến sự chung sức của cả cộng đồng. Do vậy, trước hết chúng ta cần nâng cao nhận thức du lịch từ cấp hoạch định chính sách cho tới doanh nghiệp, người dân và du khách để khai thác tốt nhất những giá trị văn hóa phục vụ du lịch. Đồng thời nâng cao nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa với du lịch để góp phần tô đậm, bồi tụ cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
     
    Kinh nghiệm từ Quảng Nam cho thấy, để phát huy vai trò của cộng đồng, trước hết là cơ chế chính sách của chính quyền tỉnh, sự sáng tạo của cấp địa phương. Đặt lợi ích mà họ nhận được từ việc phát huy giá trị di sản được bảo tồn thông qua phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư là đối tượng hưởng lợi lớn từ du lịch cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ vậy mà thành phố Hội An là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh về mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Bên cạnh đó, du lịch còn là cầu nối giao lưu quốc tế, tình cảm yêu mến mà du khách dành cho Quảng Nam sẽ khơi gợi lòng tự hào và tăng thêm tình yêu quê hương đất nước của người dân. Đây cũng là một động lực tinh thần thôi thúc cộng đồng dân cư tích cực tham gia trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Nhìn chung, từ thực tiễn công tác quản lý di sản tại Quảng Nam cho thấy thành công của công tác bảo tồn là thành quả chung của một sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư và các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
     
    Định hướng cho tương lai
     
    Quảng Nam là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam trong không gian văn hóa vùng du lịch duyên hải Nam Trung bộ. Những năm qua, du lịch Quảng Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc bằng việc phát huy những giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, du lịch Quảng Nam vẫn thực sự chưa phát huy hết tiềm năng của mình, để vươn tầm ra thế giới thì du lịch Quảng Nam vẫn còn ở phạm vi hẹp. Do vậy, việc phát triển du lịch di sản ở Quảng Nam cần có những hướng đi đổi mới, linh hoạt trong tương lai, qua đó xây dựng nên một thương hiệu du lịch Quảng Nam bền vững.
     
    Bà irina thăm tháp GTheo ý kiến của các nhà nghiên cứu, trong thời gian tới, Quảng Nam cần khai tác các yếu tố đặc trưng văn hóa của địa phương để tập trung phát triển sản phẩm du lịch với sự đặc thù, sự cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư phát triển, định vị và quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch Quảng Nam dựa vào những giá trị nổi bật về di sản, những giá trị chân thực về văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Đồng thời phát huy các giá trị di sản nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch Quảng Nam. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, trùng tu di tích đúng quy cách sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch có chiều sâu và bền vững. Một yếu tố không thể thiếu đó là phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, thực hiện bảo tồn văn hóa dựa vào dân cư bản địa; phát triển du lịch có trách nhiệm hướng tới chia sẻ hài hòa lợi ích, trong đó đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và du khách.
     
    “Quảng Nam đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đã trở thành một hình mẫu để cho các đơn vị khác học tập kinh nghiệm. Với tầm nhìn chiến lược và được quy hoạch dài hạn, Quảng Nam với những giá trị đặc sắc và độc đáo về văn hóa cùng với sự hiếu khách, ân cần, thân thiện của người dân xứ Quảng, hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch tin cậy, có tầm cỡ với một thương hiệu du lịch bền vững”- Bà Irina Bokova – Tổng Giám đốc UNESCO nhận định.

    Thúy Hằng

    Nguồn: quangnam.gov.vn

    Bài cùng chuyên mục