Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch
Ngày nay, kinh doanh du lịch có sự cạnh tranh này diễn ra không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia( giữa các doanh nghiệp, các địa phương) mà cả trong phạm vi khu vực(giữa các nước) mà cả các châu lục. Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, các hiệp hội nghề nghiệp trong du lịch.., đã tìm mọi biện pháp để thu hút được nguồn khách du lịch lớn. Một trong những biện pháp đó là tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch.
Đối với các nước phát triển du lịch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch được thực hiện từ rất lâu trước với nguồn kinh phí lớn và với tính chuyên nghiệp cao. Ở Việt Nam kể từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, vấn đề tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến để thu hút vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ bắt đầu được quan tâm. Thực tế, các vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế cả trên phương diện kinh nghiệm thực tiễn và tổng kết về mặt lý luận. Trong lĩnh vực du lịch, để thu hút một lượng khách du lịch nước ngoài vào nước ta đồng thời quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, Nhà nước, ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị, hội thảo đã tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về du lịch. Các lễ hội du lịch tại các địa phương đã được tổ chức hàng năm. Ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tham gia vào nhiều hội chợ du lịch của khu vực và quốc tế nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch để thu hút khách. Nhờ những hoạt động này, số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao..v.v. Tuy vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch còn chưa cao và hạn chế, một trong những nguyên nhân là tính chuyên nghiệp của công tác này chưa cao, nhiều vấn đề về lý luận chưa được thống nhất về nhận thức, việc triển khai trong thực tiễn còn nhiều bất cập..v.v.
Với mục tiêu tập hợp những kiến thức cơ bản trong lý luận về công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, các doanh nghiệp du lịch, những chuyên gia làm công tác quảng cáo xúc tiến du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch xin giới thiệu cuôn sách “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của TS. Trịnh Xuân Dũng – Thành viên nhóm chuyên gia du lịch TEN, thành viên Hội đồng khoa học Viện NCPT Du lịch. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch từ những khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, cách thức tuyên truyền quảng bá và xúc tiến , các phương tiện quảng cáo, cũng như những quy định của pháp luật ..v.v, sao cho đạt hiệu quả cao. Nội dung cuôn sách gồm các phần sau :
Chương I: Các khái niệm cơ bản về tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch
2. Sự cần thiết của tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến trong hoạt động du lịch
3. Những khái niệm cơ bản
Chương II: Tâm lý học trong tuyên truyền quảng cáo du lịch
1. Những xu hướng và tâm lý cơ bản của con người khi tiếp nhận thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch
2. Quá trình tác động tâm lý trong tuyên truyền, quảng cáo du lịch đối với con người
Chương III: Các nguyên tắc cơ bản của tuyên truyền, quảng cáo
Chương IV: Các loại tuyên truyền quảng cáo du lịch
1. Căn cứ vào mục đích của tuyên truyền, quảng cáo
2. Căn cứ vào phạm vi địa lý
3. Căn cứ vào chủ thể thực hiện
4. Căn cứ vào các hoạt động trong du lịch
Chương V: Các loại Phương tiện tuyên truyền, quảng cáo du lịch
1. Các trung tâm thông tin du lịch
2. Các phương tiện quảng cáo
3. Quan hệ công chúng
Chương VI: Phương pháp luận cơ bản về thực hiện tuyên truyền quảng cáo
Chương VII: Các doanh nghiệp trong hoạt động quảng cáo
Chương VIII: Luật quảng cáo
1. Sự cần thiết của các quy định pháp luật về tuyên truyền, quảng cáo
2. Những vấn đề cơ bản trong các văn bản pháp luật về quảng cáo
Chương IX: Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo du lịch ở Việt Nam
Danh mục các tài liệu tham khảo
(Phụ lục số 1)
(Phụ lục số 2)
Xin vui lòng mở tập tin đính kèm để xem nội dung toàn văn cuốn sách!