Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Quy hoạch chi tiết Thành Nhà Hồ và các danh thắng phụ cận

    1.     Tên dự án: Quy hoạch chi tiết Thành Nhà Hồ và các danh thắng phụ cận

    2.     Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hóa

    3.     Chủ đầu tư: Sở Du lịch Thanh Hóa

    4.     Đơn vị nghiên cứu quy hoạch: Viện NCPT Du lịch

    5.     Năm thực hiện: 2003-2004 (UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt ngày 3 tháng 2 năm 2004)

    6.     Phạm vi quy hoạch:

    –       Khu di tích lịch sử-văn hóa thành nhà Hồ và các danh thắng vùng phụ cận trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.

    –       Suối cá Cẩm Ngọc xã Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy

    7.     Nội dung quy hoạch

    7.1.   Mục tiêu phát triển

    a.      Mục tiêu chung: Xây dựng khu du lịch Thành Nhà Hồ và các danh thắng phụ cận nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, phát triển các sản phẩm du lịch, làm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư vào khu du lịch Thành Nhà Hồ – huyện Vĩnh Lộc; khôi phục Đàn tế Nam giao, đền thờ Trần Khát Chân, khai thác tài nguyên du lịch khu động tại xã Vĩnh An; khu suối cá Cẩm Lương – huyện Cẩm Thủy; cụ thể hóa nội dung phát triển cụm du lịch phía Tây trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa thời kỳ 1997 – 2010 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chât, tinh thần của người dân vùng dự án; tạo điều kiện tôn tạo, bảo tồn và nâng cao các giá trị của nguồn tài nguyên phục vụ khai thác lâu dài.

    b.     Mục tiêu cụ thể

    –       Thu hút khách du lịch (tính cho cả 2 khu: Thành Nhà Hồ và suối cá Cẩm Lương):

    Năm 2005 thu hút: 40-42 ngàn lượt khách; trong đó khách QT 1,5 -2,0 ngàn lượt.

    Năm 2010 thu hút: 112-116 ngàn lượt khách; 9-10 ngàn lượt khách QT

    Năm 2020 thu hút: 300-340 ngàn lượt khách; 20-25 ngàn lượt khách QT

    –       Doanh thu: Năm 2005 đạt 10-11 tỉ đồng; năm 2010 đạt 24-25 tỉ đồng; năm 2020: 104-110 tỉ đồng.

     

    7.2.   Quy hoạch phát triển

            7.2.1 – Quy hoạch phát triển khu du lịch Thành Nhà Hồ

    a – Sản phẩm du lịch

    + Tham quan di tích lịch sử văn hóa

    + Lễ hội

    + Các hoạt động văn hóa, trò chơi dân tộc, hoạt động ngoài trời, thể thao leo núi, picnic, đua thuyền truyền thống,…

    + Du lịch sinh thái hướng thiên nhiên.

    + Dịch vụ nghỉ ngơi khách sạn, nhà hàng

    b – Quy hoạch các tuyến, điểm tham quan du lịch

    b.1. Các điểm tham quan

    + Khu trung tâm: Thành Nhà Hồ và khu trung tâm dịch vụ tại thị trán huyện Vĩnh Lộc.

    Các điểm vệ tinh tạo tua gồm:

    + Tại khu trung tâm có: Đình Tam Tổng; Đền Bà Bình Khương; Đình Đông Môn; nhà cổ người Việt (Vĩnh Tiến).

    + Điểm núi Tứ linh và các điểm giã ngoại: Núi Tứ Linh, hồ Mỹ Đàm (Vĩnh Yên).

    + Ven sông Mã gồm:  Núi Kim Ngọ; Kim Ngưu-Linh Giang Tự; hang Nàng; làng chài cổ (Vĩnh Tiến).

    + Điểm du lịch Núi Đún: Đền thờ Trần Khát Chân; Tường Vân Tự; Du Anh Tự; Đàn Nam Giao (Vĩnh Thành).

    + Di Tích Phủ Trịnh – Nghè Việt (Vĩnh Hùng); Núi Bồng – Động Kim Sơn Sơn (Vĩnh An).

    b.2. Các tuyến nội vùng

    + Tuyến Thành Nhà Hồ – Sông Mã

    + Thành Nhà Hồ – Núi Tứ Linh

    + Thành Nhà Hồ – Núi Đụn

    + Thành Nhà Hồ – Phủ Trịnh – Động Kim Sơn

    + Thành Nhà Hồ – động Hồ Công

    Mở rộng ra các vùng phụ cận:

    + Thành Nhà Hồ – Chiến khu Ngọc Trạo – Phố Cát (Thạch Thành)

    + Thành Nhà Hồ – Suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy)

    c – Quy hoạch chi tiết khu trung tâm dịch vụ

    c.1. Quy mô vị trí:

    + Quy mô khu dịch vụ: 15.6 ha

    + Địa điểm: Tại xã Vĩnh Tiến

    + Vị trí và ranh giới khu dịch vụ: Nằm ở phía Tây thị trấn huyện Vĩnh Lộc, cách tường Thành Nhà Hồ 500m về phía Đông.

    + Phía Bắc và phía Nam là đất nông nghiệp

    + Phía Đông giáp quốc lộ 45

    + Phía Tây giáp khu dân cư thôn Xuân Giai

    c.2. Quy hoạch các khu chức năng, kiến trúc không gian Trung tâm dịch vụ.

    – Khu A: Khu chức năng đón tiếp, hướng dẫn du khách và dịch vụ công cộng, diện tích 4.7ha, bao gồm các công trình: Nhà đón tiếp, bãi đổ xe, nhà trưng bày và giới thiệu các sản phẩm du lịch, cửa hàng lưu niệm, sân chơi các trò chơi dân gian, các công trình phụ trợ, các chòi nghỉ chân, hồ nước, cảnh quan cây xanh nội khu, sân vường, đường dạo nội khu.

    – Khu B: Khu chức năng trung tâm văn hóa, lệ họi và các trò chơi dân tộc, diện tích 3.8ha bao gồm: Sân tổ chức lễ hội; nhà biểu diễn đa năng; nhà thủy đình rối nước; sân tổ chức các trò chơi dân gian; khu di tích đình Tam Tổng; khu dịch vụ dưa khách tham quan các điểm di tích bằng các loại xe thô sơ; sân, vườn, hồ nước, giao thông, cây xanh nội khu.

    – Khu C: Khu chức năng nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức các trò chơi trong nhà, sân chơi thể thao hiện đại,.. diện tích 3.3ha, gồm: Trung tâm điều hành khu du lịch; các nhà nghỉ, khách sạn; sân chơi thể thao ngoài trời; các nhà hàng phục vụ ăn uống; giải khát, quán bar; vườn hoa khách sạn; các công trình dịch vụ khác, bãi đỗ xe của các khách sạn, nhà nghỉ; hồ nước, cây xanh, giao thông nội khu.

    – Khu D: Khu công viên văn hóa Nhà Hồ, nơi giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của triều đại Nhà Hồ, diện tích 3.8ha, gồm: Sân tượng các danh nhân thời Nhà Hồ; sân, nhà bình văn; tháp vọng cảnh; miếu thổ thần; làng nghề truyền thống; các chòi nghỉ chân; hồ nước, cây xanh, đường giao thông nội khu.

    c.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

    + Giao thông: Vị trí khu dịch vụ tiếp giáp các trục quốc lộ: QL45; QL217 nên chỉ dự tính các tuyến giao thông từ trung tâm dịch vụ đến các địa điểm tham quan (chủ yếu dùng cho xe thô sơ, xe cơ giới nhỏ chở đủ khách, mặt cắt đường 6-10m, chủ yếu lát đá; khôi phục xây dựng cổ hai bên đường vào Thành Nhà Hồ).

    + San nền, cấp, thoát nước: San nền với tổng lượng đào, đắp là 167.000m3; cấp nước bao gồm: Cấp nước cho sinh hoạt khu dịch vụ và nước cho các nhu cầu khác như tưới cây, tưới đường, phục vụ cứu hỏa; Thoát nước bao gồm thoát nước mưa và thoát nước thải.

    + Cấp điện: Lấy điện theo đường 10KV từ trạm Núi Đụn đi Vĩnh Yên; dự kiến khối lượng công trình đầu tư: 1 trạm biến áp 180 KVA; 1km đường dây điện từ trục 10KV đến trạm.

    c.4. Nhu cầu đầu tư, phân kỳ đầu tư:

    + Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 92 tỉ đồng

    + Phân kỳ đầu tư: 2003 – 2010: 92 tỉ đồng. Trong đó: 2003 – 2005: 56 tỉ đồng; 2006 – 2010 là 36 tỉ đồng

    + Dự báo nhu cầu lao động: Năm 2005 nhu cầu 34-36 lao dộng; năm 2010 nhu cầu 247 – 280 lao động; năm 2020 cần 247 – 2640 lao động.

     
        7.2.2 – Quy hoạch chi tiết suối cá Cẩm Lương

    Địa điểm: Làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.

    Quy mô: 20ha

    a. Sản phẩm du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa dân tộc, lễ hội, tham quan, vui chơi giải trí.

    b. Quy hoạch các khu chức năng, kiến trúc cảnh quan:

    + Dịch vụ công cộng: Nơi đón tiếp, hướng dẫn du khách và một số dịch vụ khác.

    + Khu nhà nghỉ: Dịch vụ nghỉ ngơi trong ngày, lưu trú qua đêm.

    + Khu cắm trại: Khu dành cho khách có nhu cầu du lịch kiểu picnic

    + Khu ẩm thực: Phục vụ các món ăn đặc sản địa phương theo phong cách dân tộc.

    + Khu vườn thủy tộc: Nơi bố trí vườn tượng các loài thủy sản, mô phỏng chuyện dân gian địa phương phục vụ khách tham quan và tổ chức lễ hội hàng năm.

    + Khu cây xanh, công viên: Là nơi vui chơi, nghỉ ngơi của du khách, tạo khoảng cách giữa suối cá với các công trình kiến trúc của khu du lịch, giảm tác động trực tiếp đến suối cá.

    + Khu nhà Mường: Giới thiệu các nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống của người Mường.

    + Khu tổ chức lễ hội thể thao: tổ chức lễ hội hàng năm, tôt chức các môn thể thao, các trò chơi dân gian phục vụ du khách.

    + Khu dân cư: Kết hợp, bố trí lại dân cư khi thực hiện quy hoạch; tạo khu nhà nghỉ dân dã cho du khách.

    + Đất cây xanh cách ly: Trồng cây xanh, tạo giải phân cách, vành đai bảo vệ khu du lịch.

    + Bãi đổ xe, khu đất dự phòng.

    c. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

    + Giao thông (tính cho giao thông nội vùng với tổng khái toán kinh phí 4880 triệu đồng) bao gồm: Đường trục chính vào suối cá, đường từ khu trung tâm về hang Đăng, đường từ cuối hang về khu trung tâm, đường dạo trong các khu chức năng, dân dạo bộ, bãi đổ xe.

    + Cấp nước, san nền, thoát nước: Cấp nước bằng cách lấy nước từ sông Mã, xử lý qua bể lọc đạt tiêu chuẩn vệ sinh để cấp nước sinh hoạt cho du khách và nhân dân trong vùng dự án; tổng khái toán cho hạng mục này là 3708 triệu đồng. San nền, tiêu thủy chống xói lở: Tổng khối lượng san nần là 30.000m3, kè bờ chống xói lở 600m, xếp đá lòng suối 2000m3; khái toán kinh phí 6960 triệu đồng. Thoát nước thải với tổng chiều dài đường ống là 557m, 1 bể phốt xử lý nước thải,  1 trạm xử lý nước khái toán kinh phí là 513 triệu đồng.

    + Cấp điện: Lấy nguồn từ lưới điện cấp cho xã Cẩm Lương. Hạ trạm 10/04KV-380KV tại khu du lịch, đường dây 10KV dài 4km, đường dây 0.4kv dài 2.3km. Khái toán kinh phí 2830 triệu đồng.

    + Thông tin liên lạc: Xây dựng đường dây điện thoại vào khu du lịch, trang bị hệ thống vô tuyến điện. Khái toán 150 triệu đồng

    + Hệ thống cây xanh, vệ sinh, môi trường khái toán 358 triệu đồng.

    d. Phân kỳ đầu tư:

    + Tổng nhu cầu 2003 – 2010: 42 tỉ đồng trong đó: 2003-2005 là 29 tỉ đồng và 2006-2010 là 13 tỉ đồng.

    + Dự báo nhu cầu lao động: Năm 2005 nhu cầu 50 lao động; năm 2010 cần 214 lao động; 2020 cần 734 lao động.

     

        8. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

    a. Giải pháp về huy động vốn đầu tư:

    + Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ sở du lịch Nhà nước có hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện.

    + Phát triển các sản phẩm du lịch: Kêu gọi rộng rãi mọi nguồn đầu tư trong và ngoài tỉnh (kể cả nguồn đầu tư nước ngoài) thực hiện.

    + Áp dụng biện pháp lồng ghép các dự án, chương trình đầu tư các hạng mục công trình có liên quan trên địa bàn (giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường,….) để kết hợp với phát triển các hạ tầng kỹ thuật phục vụ di lịch.

    b. Giải pháp về xúc tiến đầu tư:

    + Lập các dự án đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, các sản phẩm du lịch. Để thực hiện xúc tiến đầu tư phát triển.

    + Tổ chức giới thiệu các dự án đầu tư với các ngành kinh tế, thành phần kinh tế để lựa chọn các nhà đầu tư.

    + Biên soạn và phát hành các ấn phẩm giới thiệu dự án, các sản phẩm du lịch trên nhiều kênh thông tin để các nhà đầu tư nắm bắt được thông tin, hiểu rõ về lợi thế tài nguyên, khả năn phát triển sản phẩm du lịch, hiệu quả vốn đầu tư, để các Nhà đầu tư mạnh dạn quyết định tham gia đầu tư vào khu du lịch.

    + Tạo các cơ chế ưu tiên về thuế, phí thuê đất; hỗ trợ tôn tạo, nâng cao giá trị nguồn tài nguyên, phát triển cư sở hạ tầng để khuyến khích các nhà đầu tư.

    + Có cơ chế thông thoáng, gọn nhẹ trong việc lập các chủ tục đầu tư, tạo mọi thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện đầu tư.

    c. Giải pháp thị trường, thu hút khách du lịch:

    + Tổ chức giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các sản phẩm, đặc biệt các đặc sản; địa chỉ sản phẩm để cung cấp đầy đủ nhất thông tin cho du khách.

    + Tích cực tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm.

    + Đào tạo nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu phục vụ kinh doanh du lịch với chất lượng phục vụ cao nhất, tăng thời gian lưu trú của du khách, nâng cao hiệu quả đầu tư.

    + Có cơ chế khuyến mãi về giá để thu hút du khách.

    + Tăng cường công tác giao dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người dân trong vùng dự án có trách nhiệm cùng tham gia quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên, tạo môi trường lành mạnh, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách, tăng cường lượt đến của khách du lịch.

    Bài cùng chuyên mục