Trung Quốc cam kết kiểm soát chất thải nhựa
Theo thông cáo của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) vào ngày mùng 5 tháng 1 năm nay, đất nước đông dân nhất thế giới với nỗ lực tìm kiếm giải pháp giảm thải ô nhiễm chất thải nhựa đã cam kết đưa ra các quy định chi tiết và toàn diện về các sản phẩm nhựa cũng như thúc đẩy các sáng kiến thay thế bằng các vật liệu gây ít ô nhiễm hơn.
Động thái này được coi như một sự làm mới quy định năm 2008, khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm sử dụng túi ni-lông siêu mỏng với độ dày dưới 0,025mm và buộc các cửa hàng phải thu phí của khách hàng đối với tất cả các loại túi nhựa hoặc ni-lông khác.
Các dịch vụ chuyển phát nhanh đang góp phần làm gia tang chất thải nhựa (Ảnh: pedphoto36pm/ Thinkstock)
Các biện pháp mới dự kiến sẽ tập trung vào việc xử lý xả thải bao bì nhựa phát sinh bởi sự gia tăng của việc bán hàng trực tuyến và sự phổ biển của đồ ăn mang về. Theo Wang Tao, người đứng đầu Viện Nghiên cứu kiếm soát và sử dụng chất thải rắn của Đại học Thanh Hoa, cả hai yếu tố trên đều phụ thuộc vào việc gia tăng sử dụng bao bì đóng gói bằng nhựa của các dịch vụ chuyển phát nhanh. Thống kê của Cục lưu trữ nhà nước Trung Quốc cho thấy vào năm 2016, đã có 31.28 tỷ mặt hàng được gửi chuyển phát nhanh trong nước, sử dụng 3,2 tỷ bưu chính, 6,8 tỷ túi nhựa và 330 triệu cuộn băng đóng gói. Dịch vụ chuyển phát trực tuyến cũng đã tạo ra một lướng lớn chất thải nhựa. Theo tờ China Youth Daily, khoảng 20 triệu đơn đặt hàng được thực hiện mỗi ngày từ ba dịch vụ trực tuyến chính, sử dụng hơn 60 triệu hộp nhựa cho mỗi đơn hàng gồm ba món hoặc nhiều hơn.
Biển rác thải
Trên thế giới có đến 80% lượng rác thải nhựa được tìm thấy trên biển có nguồn gốc từ đất liền, với việc vận chuyển chiếm tỉ trọng còn lại, theo bản đồ biển xuất bản mới đây bởi tổ chức Heinrich Böll của Đức. Trong khi Trung Quốc khuyến khích các biện pháp nhằm hạn chế chất thải được tạo ra do việc đóng gói sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm biển, các nhà phân tích cho rằng nhựa trên biển đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Điều này cần có sự tập trung và giám sát chặt chẽ hơn. Công việc giám sát tại 45 khu vực đại dương cho thấy 84% chất thải trôi nổi và 68% chất thải trên các bãi biển là nhựa, theo Báo cáo tình trạng môi trường biển Trung Quốc năm 2016 do Cơ quan Quản lý Đại dương Nhà nước xuất bản. Mười hai tổ chức phi chính phủ bao gồm Trung tâm đại dương Thượng Hải Rendu đã thực hiện giám sát, theo dõi các bãi biển ở 12 thành phố ven biển của Trung Quốc, bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến đã cho biết bốn trong năm loại rác thường thấy nhất là nhựa và túi ni-lông là phổ biến nhất. những mảng rác nổi lớn đã hình thành trên cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, trong đó người ta phát hiện một mảng rác lớn hơn cả Mexico ở ngoài khơi Peru và Chile. Những mảng rác này rất khó phát hiện bởi chúng tồn tại dưới dạng vùng nước với những hạt nhựa siêu nhỏ.
Những vùng biển nơi nhựa đã tích tụ lại. Nguồn: Bản đồ biển 2017
Những quyết định khó khăn
“Quyết định nên cấm những sản phẩm nào và ở mức độ nào là một thách thức mà Trung Quốc lẫn cả thế giới phải đối mặt,” Yu Weidong, người đứng đầu Trung tâm Đại dương và Khí hậu hàng đầu thuộc Viện Đại dương của Cơ quan Quản lý Đại dương Quốc gia, nhận định. Ông cho rằng một lệnh cấm toàn diện là không khả thi, bởi đó cũng giống như việc từ bỏ các công cụ của cuộc sống hiện đại như ô tô, máy bay, máy tính và điện thoại di động. Công ty hóa chất khổng lồ BASF của Đức cũng đã phát triển một loại nhựa tự phân hủy được gọi là ecovio và ecoflex. Mặc dù có lợi thế trong việc tự phân hủy nhưng các loại nhựa này vẫn chưa phải là một giải pháp toàn diện bởi vì chúng sẽ được phân huỷ từ từ trong nước biển, theo phát ngôn báo chí của BASF Tian Lijun nói với Chinadialogue.
Sửa chữa công nghệ không phải là giải pháp cho vấn đề chất thải nhựa trên biển, Tian cho biết thêm: “Xả rác vào biển chủ yếu là do sự thất bại trong hành vi của con người và sự kiểm soát xả thải. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này là xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thải tốt và mức độ giáo dục người tiêu dùng.”
Những bước đầu tiên
Theo ông Li Daoji, chuyên gia môi trường biển, giáo sư Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về nghiên cứu ven biển Trung Quốc thuộc Đại học Bình Dân miền Đông Trung Quốc, Bắc Kinh đang nỗ lực giải quyết ô nhiễm không khí và nước, song cũng khả năng giải quyết vấn đề chất thải nhựa biển cũng có những hạn chế nhất định. Thêm vào đó, nỗ lực quốc tế trong việc xử lý chất thải biển còn khá mờ nhạt thể hiện trong việc thiếu vắng sự đàm phán mạnh mẽ toàn cầu và cơ chế quản trị tại chỗ. Hội nghị Môi trường của Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo nghị quyết về rác thải biển và hạt vi nhựa trong tháng 12/2017, trong đó cũng chỉ đặt mục tiêu không ràng buộc “ngăn chặn và giảm đáng kể ô nhiễm biển các loại” đến năm 2025. Trung Quốc đã tham dự Hội nghị, nhưng không tham gia chiến dịch môi trường #CleanSeas của LHQ. Chiến dịch kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp và các cá nhân thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn xả rác thải nhựa xuống biển. Cho đến nay đã có 39 nước đã tham gia chiến dịch này. “Sự tham gia của Trung Quốc sẽ là một lơi ích to lớn trong việc làm sạch rác thải biển,” Sam Barratt, giám đốc vận động cộng đồng và truyền thông với Môi trường Liên Hợp Quốc, nhận xét. Ông cho biết thêm việc trở thành thành viên là không bắt buộc – các quốc gia tham gia có quyền quyết định có nên và khi nào tham gia dựa theo hoàn cảnh riêng của mỗi nước.
Đánh giá vấn đề
Trung Quốc được xác định là nguồn nhựa biển lớn nhất trên thế giới trong một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí của Hiệp hội Xử lý chất thải rắn quốc tế vào tháng 2/2015. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu giải thích, ước tính này chỉ mang tính chất tương đối vì nó dựa trên “sự liên kết dữ liệu trên toàn thế giới về chất thải rắn, mật độ dân số và tình trạng kinh tế”.
“Yêu cầu cấp bách hiện nay đối với một tiêu chuẩn quốc tế duy nhất để định lượng, theo dõi và đánh giá rác thải nhựa và hạt nhựa siêu nhỏ làm chuẩn đối sánh giữa các phát hiện của các nghiên cứu khác nhau “, Yu đánh giá. Ông Li cho rằng khá nhiều mô hình xác định số lượng ảnh hưởng của chất thải nhựa biển được phát hành từ năm 2015 nhưng chúng mới chỉ dựa trên các ước tính không phải là số liệu thực tế, do đó các kết luận cần phải được xác nhận thông qua việc giám sát dài hạn. Thuật ngữ hạt vi nhựa được dùng để chỉ đến những mảnh nhỏ của nhựa được tạo ra khi rác thải nhựa lớn hơn phân hủy trong đại dương và cả các hạt vi nhựa có trong một số sản phẩm mỹ phẩm.
Theo dõi các bãi biển ở 12 thành phố ven biển đã phát hiện ra rằng bốn trong năm loại rác thường thấy nhất là nhựa (Ảnh: structuresxx/ Thinkstock)
Những sáng kiến của Trung Quốc
Nhóm của Li đang nghiên cứu phát triển công nghệ để theo dõi mức độ ô nhiễm của các hạt vi nhựa biển, với kinh phí được hỗ trợ 16 triệu nhân dân tệ (2,5 triệu đô la Mỹ) từ Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Dự án bắt đầu từ năm 2016 nhằm theo dõi hạt vi nhựa được đưa từ biển vào những con sông lớn của Trung Quốc, như sông Dương Tử và Châu Giang. Việc nghiên cứu này sẽ xác định quy mô của vấn đề, bao gồm cả khả năng đóng góp của Trung Quốc với vấn đề này trên phạm vi quốc tế. Trung tâm giám sát môi trường biển quốc gia đã thu thập những dữ liệu đầu tiên về mật độ hạt vi nhựa trong vùng nước ven biển của Trung Quốc vào năm 2016 với phát hiện một mảnh hạt vi nhựa trong mỗi 3,5 mét khối nước biển ở biển Bột Hải và Biển Đông.
Đây là một con số tương đối thấp so với mặt bằng toàn cầu, Wang Juying, phó giám đốc trung tâm giám sát, thuộc Cơ quan Quản lý Đại dương Quốc gia, đã phát biểu trong một hội nghị môi trường biển vào tháng 8 năm 2017. Mức độ tương tự được tìm thấy ở Nam Đại dương và biển nội địa Seto của Nhật Bản. Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đã sản xuất rác thải nhựa trong một thời gian ngắn hơn các nước phát triển, song vấn đề vẫn cần được chú ý.
Hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 150 micromet có thể nằm trong hệ thống tuần hoàn và bạch huyết của sinh vật biển, và sau đó qua chuỗi thức ăn vào cơ thể con người. “Các nhà khoa học coi hạt nhưa siêu nhỏ là” PM2.5 của biển “, Bà Wang cho biết khi đề cập đến các hạt nhỏ trong ô nhiễm không khí nguy hại tới tế bào của con người. Bà cũng chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người cho rằng ô nhiễm từ hạt vi nhựa có đường kính dưới năm milimét là không thể bỏ qua và có thể tạo thành một cuộc khủng hoảng biển ngang bằng với biến đổi khí hậu và axit hóa đại dương. Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu ý kiến của các chuyên gia để định hình các biện pháp chưa được công bố.
(theo chinadialogue)
Phùng Khiêm