Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020

    I.              DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

     

    1. Tổng hợp điều chỉnh và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010và định hướng đến năm 2020

     

     

    Các

    chỉ tiêu

    chủ yếu

    Đơn vị tính

    2005

    2010

    2015

    2020

    Dự báo cũ

    Thực hiện

    Dự báo cũ

    Điều chỉnh

    Dự báo mới

    Dự báo mới

    Khách tham quan

     

    1.390

    3.000

    1.730

    4.100

    5.200

    6.400

    Khách QT

      Ngày L/trú

    Ngàn lượt

    Ngày

    6,00

    2,0

    2,42

    1,42

    15,00

    2,5

    5,30

    1,6

    9,00

    1,8

    15,00

    2,0

    Khách NĐ

      Ngày L/trú

    Ngàn lượt

    Ngày

    104,00

    1,3

    221,62

    1,2

    155,00

    1,5

    445,70

    1,6

    803,00

    1,8

    1.200,00

    2,0

    Thu nhập

    Ngàn USD

    10.575

    9.064,50

    21.562

    47.571,2

    95.332,8

    195.200,0

    Giá trị GDP

    Ngàn USD

    7.400

    6.073,22

    14.700

    33.300

    71.500

    140.544

    Đầu tư

    Ngàn USD

    13.700

    6.250,00

    21.900

    108.920

    133.699

    241.654

    Khách sạn

    Phòng

    350

    749

    590

    1.845

    3.555

    5.690

    Lao động

    Người

    2.020

    739

    1.100

    3.320

    6.755

    11.380

     

    Nguồn: – Dự báo của Viện NCPT Du lịch

                             – Số liệu hiện trạng của Sở DL – TM Phú Thọ

     

    2. Định hướng thị trường, sản phẩm:

     

    2.1.          Định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng:

     

    – Tham quan nghiên cứu các giá trị văn hóa Việt Nam, tham gia lễ hội, hành hương, hướng về cội nguồn,

    – Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học,

    – Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan và chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ.

     

    3.             Đầu tư phát triển du lịch:

     

    Danh mục các dự án đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ.

     

     


    Số TT

     

    Tên dự án

     

    Địa điểm

    Sản phẩm du lịch

    điển hình/ mục đích

    Dự kiến gian đoạnđầu tư

    1.

    Khu du lịch quốc gia Đền Hùng

    Huyện Lâm Thao

    Du lịch văn hoá hướng về cội nguồn, thể thao, tổng hợp

    2007 – 2015

    2.

    Khu du lịch nước khoáng Thanh Thuỷ

    Huyện Thanh Thuỷ

    Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng

    2006 – 2015

    3.

    Khu du lịch Văn Lang

    Thành phố Việt Trì

    Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan

    2005 – 2015

    4.

    Khu du lịch Bạch Hạc-Bến Giót

    Thành phố Việt Trì

    Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

    2008 – 2015

    5.

    Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Sơn

    Huyện Thanh Sơn

    Du lịch tham quan, sinh thái

    2007 – 2015

    6.

    Khu du lịch Đầm Ao Châu

    Huyện Hạ Hoà

    Du lịch nghỉ dưỡng, thể thao hồ

    2010 – 2020

    7.

    Đầu tư kết cấu hạ tầng cho các địa danh du lịch

    Các địa danh du lịch

     Điều kiện tiếp cận dễ dàng, môi trường trong sạch

    2005 – 2015

    8.

    Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

    Thành phố Việt Trì

    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

    2005 – 2020

    9.

    Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển và điều phối du lịch

    Thành phố Việt Trì

    Thông tin tổng hợp về đầu tư phát triển du lịch

    2005 – 2010

    10.

    Khu du lịch Ao Giời – Suối Tiên

    Huyện Hạ Hoà

    Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí

    2010 – 2020

    11.

    Khu Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và khách sạn

    Thành phố Việt Trì

    Lưu trú và các loại dịch vụ tổng hợp

    2010 – 2015

    12.

    Khu vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang

    Huyện Phù Ninh

    Các loại hình thể thao vui chơi giải trí

    2008 – 2015

    13.

    Phục hồi các làng nghề truyền thống

    Các địa danh có làng nghề truyền thống

    Du lịch tham quan, văn hoá

    2010 – 2020

    14.

    Đầu tư hệ thống xử lý môi trường

    Các khu, điểm du lịch

    Bảo vệ môi trường cho khu điểm du lịch

    2005 – 2020

     

    Ghi chú: Số liệu chưa đầy đủ,

    – Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch  tỉnh Phú Thọ và Viện NCPT Du lịch.

     

    4. Quy hoạch điều chỉnh định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ

     

    4.1. Cụm du lịch:

     

    4.1.1. Cụm du lịch thành phố Việt Trì – Lâm Thao và Phù Ninh:

     

    Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Cụm du lịch Thành phố Việt Trì – Lâm Thao – Phù Ninh bao gồm không gian lãnh thổ du lịch gồm thành phố Việt Trì và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao…Đây là địa bàn phát triển du lịch trọng điểm và tiếp tục giữ vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vì vậy định hướng phát triển là cụm du lịch trung tâm.

     

    Các loại hình du lịch có thể khai thác:

    – Du lịch văn hoá lễ hội, hướng về cội nguồn ;

    – Du lịch tham quan nghiên cứu ;

    – Du lịch cuối tuần (vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn…)

    – Du lịch hội nghị, hội thảo, các sự kiện đặc biệt…

     

    Trung tâm hoạt động du lịch : Thành phố Việt Trì là đô thị loại II, trung tâm chính trị, Kinh tế – Xã hội và Văn hoá của tỉnh Phú Thọ đóng vai trò là trung tâm của cụm và cũng là trung tâm du lịch toàn tỉnh.

     

    – Hệ thống điểm du lịch :Đền Hùng, Núi Trang,Bạch Hạc -Bến Gót,  Công viên Văn Lang,…

     

    4.1.2. Cụm du lịch thị xã Phú Thọ – Thanh Ba – Hạ Hoà và Đoan Hùng :

     

    – Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Giới hạn không gian lãnh thổ của cụm là khu vực phái Bắc tỉnh thuộc địa phận TX.Phú Thọ, các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba và Đoan Hùng chạy dọc theo QL32C, QL2 và sông Thao. Đây là địa bàn du lịch có tài nguyên tương đối tập trung và khá đặc thù về cảnh quan.

     

    Các điểm tài nguyên du lịch nổi bật trên địa bàn là Đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, Đền Mẫu Âu Cơ, Đoan Hùng… với nhiều khả năng khai thác phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái kết hợp văn hoá – lịch sử.

     

    – Các loại hình du lịch có thể khai thác :

    – Du lịch sinh thái;

    – Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;

    – Du lịch tham quan nghiên cứu và các hoạt động TDTT.

     

    – Trung tâm hoạt động du lịch: Đầm Ao Châu là hồ nước tự nhiên khá đặc biệt, gần trung tâm huyện lỵ kết hợp với thị trấn Hạ Hòa trở thành điểm dừng chân thuận lợi của khu vực và giữ vai trò trung tâm du lịch của địa bàn. Khách du lịch có thể lưu trú tại trung tâm để đến tất cả các điểm du lịch trên địa bàn .

     

    – Hệ thống điểm du lịch :Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên,…

     

    4.1.3. Cụm du lịch Tam Nông – Thanh Thuỷ – Thanh Sơn – Yên Lập và Cẩm Khê:

     

    – Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Giới hạn lãnh thổ của địa bàn phát triển du lịch bao gồm các huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ. Do đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, định hướng không gian du lịch xác định đây là địa bàn du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh.

     

    – Các loại hình du lịch có thể khai thác :

    + Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh;

    + Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, hang động, bản dân tộc, làng nghề, di chỉ khảo cổ.v.v…

    + Du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, thưởng thức văn hoá dân gian.

    + Vui chơi giải trí cắm trại.

     

    – Trung tâm du lịch cụm : Vườn Quốc gia Xuân Sơn, thị trấn Thanh Thuỷ.

     

    – Hệ thống điểm du lịch : Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Thác và Chiến khu Lòng chảo Minh Hoà, Nước khoáng nóng Thanh Thủy, Hồ Phượng Mao,…

     

    4.2. Tuyến du lịch:

     

    4.2.1. Tuyến du lịch đường bộ:

     

    – Tuyến thành phố Việt trì –  Đoan Hùng.

    – Tuyến Việt Trì – thị xã Phú Thọ – Hạ Hoà

    – Tuyến Việt Trì – Thanh Sơn –  Xuân Sơn.

     

    4.2.2. Tuyến du lịch đường sông:

     

    – Tuyến du lịch dọc sông Đà. 

    – Tuyến du lịch dọc sông Thao (sông Hồng).

    – Tuyến du lịch dọc sông Lô. 

     

    4.2.3. Tuyến du lịch đường sắt: Du lịch Phú Thọ có thể khai thác tuyến du lịch đường sắt theo tuyến đường sắt Hà Nội Lao Cai

     

    4.2.4. Tuyến du lịch Quốc tế: Phú Thọ nằm trên Quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam, trong hành lang phát triển kinh tế Côn Minh – Hà Khẩu – Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh thuận lợi đón khách du lịch Quốc tế và ngược lại. Tuyến du lịch Quốc tế của Phú Thọ được xác định dựa trên tuyến đường sắt là: Vân Nam – Lào Cai – Phú Thọ – Hà Nội – Hải Phòng, hoặc có thể qua các tuyến đường bộ theo QL70 và QL2.

     

    II.            KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

     

    1.             KẾT LUẬN:

          

    Phú Thọ là một tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch. Phát triển nhanh ngành du lịch không chỉ khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp – dịch vụ.

     

    Thực tế phát triển cho thấy Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ thời kỳ 2001 – 2010 là một bản quy hoạch có chất lượng, thời gian đầu đã phát huy tác dụng thúc đẩy và quản lý sự phát triển của du lịch Phú Thọ, tuy nhiên do bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nên một số nội dung của quy hoạch như các chỉ tiêu phát triển, định hướng thị trường không còn phù hợp với thực tế, đòi hỏi có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình mới.

     

    Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2005 – 2010, định hướng đến năm 2020 đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có căn cứ khoa học và thực tiễn đáp ứng được yêu cầu đối với một quy hoạch điều chỉnh làm căn cứ để quản lý, triển khai các dự án quy hoạch chi tiết, phục vụ đầu tư phát triển ngành một cách kịp thời. Do thời gian thời gian nghiên cứu có hạn nên dự án Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ không thể tránh khỏi những khuyết điểm và những nội dung nghiên cứu chưa được sâu, tuy nhiên những vấn đề này sẽ được đề cập và giải quyết trong các đồ án nghiên cứu cụ thể cho từng dự án.

     

    Mặt khác Phú Thọ đang trên đà phát triển mạnh mẽ từng ngày trong công cuộc đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy trong quá trình thực hiện đề án, cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ, kịp thời chỉnh sửa bổ sung, để đề án được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

     

    2.             CÁC KIẾN NGHỊ:

     

    2.1.          Về đầu tư phát triển:     

     

    –  Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông – Vận tải đầu tư cải thiện, nâng cấp kết cấu hạ tầng cho tỉnh Phú Thọ; đặc biệt là hệ thống đường quốc lộ, trong đó có quốc lộ 2: đây là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung, ngành du lịch tỉnh nói riêng.  

     

    – Kiến nghị Chính phủ, Bộ văn hóa – Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cấp vốn đầu tư để bảo vệ, duy tu và nâng cấp phục hồi một số làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng nguyên sinh của tỉnh.

    – Kiến nghị Tổng cục Du lịch trình Chính phủ cấp vốn ngân sách hỗ trợ trong việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh; đồng thời hỗ trợ cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ.

     

    – Kiến nghị Tổng Cục Du lịch có chương trình kết hợp  thông qua các dự án hỗ trợ đào tạo về nghiệp vụ phục vụ, quản lý, ngoại ngữ cho đội ngũ lao động du lịch của tỉnh Phú Thọ.

     

    – Kiến nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ có Nghị quyết thông qua Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 để Uỷ ban Nhân dân tỉnh có căn cứ chỉ đạo ngành Thương mại – Du lịch và các ban, ngành có liên quan của tỉnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển du lịch tỉnh phù hợp với tinh thần Nghị quyết 01/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch đến năm 2020.

     

    2.2.          Về tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch:

     

    – Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch, có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án quy hoạch chi tiết ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm và từ đó xem xét tiến hành các dự án đầu tư cụ thể. Coi trọng công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.

                   

    – Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch trên địa bàn với du lịch các địa phương vùng phụ cận, nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch địa bàn và các tỉnh trong vùng.        

     

                    – Xây dựng kế hoạch chỉ đạo với các giải pháp cụ thể để giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch theo đúng tinh thần Chỉ thị 07, ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Có quy định chặt chẽ đối với các chủ phương tiện vận chuyển để đảm bảo an toàn cho khách. Cần có những biện pháp xử lý đối với hành vi chặt phá cây cối, phá đá, lấn chiếm xây dựng trong chỉ giới bảo vệ của khu du lịch để giữ gìn cảnh quan môi trường…

     

                    – Có sự phân công cụ thể đối với các ban, ngành có liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh như ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, ngành Thương mại Du lịch, Văn hoá Thông tin, Tài nguyên Môi trường, các Sở ban ngành khác, UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh… và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

    Bài cùng chuyên mục