Điều chỉnh quy hoạch tổng thể PTDL thành phố Hải Phòng đến năm 2020
I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020
1. Tổng hợp điều chỉnh dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
Tổng hợp điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của
Hải Phòng thời kỳ 2006 – 2020
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2005 |
2010 |
2015 |
2020 |
Khách quốc tế |
Ngàn lượt |
498,9 |
1.200 |
1.900 |
2.700 |
Khách nội địa |
Ngàn lượt |
1.887,3 |
2.500 |
3.300 |
4.200 |
Doanh thu du lịch |
Tr. USD |
215,1 |
575,0 |
1.330,5 |
2.677,5 |
Giá trị GDP du lịch |
Tr.USD |
146,1 |
379,5 |
864,8 |
1.740,3 |
Vốn đầu tư du lịch |
Tr.USD |
178,5 |
700,2 |
1.552,9 |
2.801,6 |
Nhu cầu khách sạn |
Phòng |
7.100 |
13.200 |
22.400 |
33.100 |
Nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành du lịch |
Ngàn người |
9,9 |
19,8 |
33,6 |
52,9 |
Nguồn: – (*) Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch Hải Phòng.
– Số liệu dự báo: Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đến 2020.
2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch
2.1. Các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư
– Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực xử lý các chất thải và bảo vệ môi trường. Nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước (kể cả trung ương và địa phương).
– Đầu tư xây dựng các khu du lịch tổng hợp lớn một cách đồng bộ (Cát Bà, Đồ Sơn) để xây dựng “hình ảnh du lịch Hải Phòng” trên thị trường du lịch cả nước, khu vực và quốc tế. Với hướng này cần ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có đủ năng lực về vốn để đầu tư xây dựng trọn gói các khu du lịch.
– Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao. Trong đó đặc biệt ưu tiên xây dựng những khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp có khả năng tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế…
– Đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống để thu hút và phục vụ phát triển du lịch; đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa.
– Đầu tư quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch để nâng cao hình ảnh du lịch Hải Phòng trên thị trường trong nước và quốc tế; đào tạo nâng cao năng lực trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch của Thành phố.
2.2. Các khu vực và hạng mục cần ưu tiên đầu tư
Trên cơ sở điều chỉnh về tổ chức không gian phát triển du lịch của Thành phố Hải Phòng, các khu vực trọng điểm và các hạng mục cần ưu tiên đầu tư bao gồm:
– Khu vực du lịch nội thành Hải Phòng và lân cận
– Khu vực Đồ Sơn
– Đảo Cát Bà
2.3. Các dự án ưu tiên đầu tư
– Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp – đô thị du lịch Đồ Sơn
– Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp đảo Cát Bà
3. Thị trường và sản phẩm du lịch
3.1. Xác định thị trường du lịch thành phố Hải Phòng
3.1.1. Khách quốc tế
* Các thị trường trọng điểm
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ma Cao, Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Khối các nước ASEAN, Việt Nam.
3.1.2. Những thị trường tiềm năng
Những thị trường này bao gồm: khối Bắc Âu, khối Benelux, khối Đông Nam Âu. Trong số đó cần chú ý tới thị trường khách Hà Lan, Ý, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển là những thị trường có khả năng phát triển do lượng đi du lịch nước ngoài hàng năm cũng tương đối lớn.
3.1.3. Chiến lược khai thác
– Biện pháp để thâm nhập thị trường sâu hơn
– Biện pháp để phát triển sản phẩm
– Biện pháp để phát triển thị
– Biện pháp để đa dạng hoá sản phẩm
3.1.4. Thị trường khách nội địa
– Khách nghỉ cuối tuần: bao gồm dân cư trú tại Hải Phòng và khu vực lân cận đi nghỉ dưỡng.
– Khách tham quan, nghỉ dưỡng biển ở Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long, Trà Cổ: từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
– Khách đi tour trọn gói nối Hạ Long – Đồ Sơn – Hà Nội – Các tỉnh phía Nam: từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
– Khách đi nghỉ tuần trăng mật: các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội, các tỉnh phía Bắc.
– Thanh niên, học sinh ở địa phương, Hà Nội và phụ cận.
3.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch
3.2.1. Các sản phẩm du lịch chủ lực
Dựa trên các đánh giá và thực tiễn phát triển, các sản phẩm du lịch chủ lực được xác định như sau:
– Du lịch sinh thái biển kết hợp Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch thể thao, Du lịch mạo hiểm (leo núi, lặn biển), Du lịch hội thảo – hội chợ – hội nghị;
– Du lịch lễ hội kết hợp Du lịch khảo cứu Văn hoá, Du lịch điền dã (làng quê), Du lịch làng bản (Du lịch cộng đồng), Du lịch miệt vườn (sông Gía, Lạch Tray, Đa Độ)…;
3.2.2. Xây dựng các điểm du lịch chính tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch
3.2.3. Khôi phục và phát triển các sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng Hải Phòng
3.2.4. Xây dựng các sản phẩm làm quà lưu niệm
3.2.5. Xây dựng sản phẩm chủ lực tại trọng điểm du lịch Cát Bà
4. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch
4.1. Phân vùng phát triển du lịch
4.1.1. Khu vực phát triển du lịch biển
* Đô thị du lịch Đồ Sơn
* Khu du lịch quốc gia Cát Bà
4.1.2. Khu vực phát triển du lịch văn hoá- nông thôn
* Các khu, điểm du lịch phía Bắc (huyện Thủy Nguyên)
* Các khu, điểm du lịch phía Nam (các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo)
4.1.3. Khu vực phát triển du lịch nội thành
* Các khu, điểm du lịch nội thành Hải Phòng và lân cận (TP. Hải Phòng và các huyện An Lão, Kiến Thuỵ)
4.2. Tuyến du lịch
* Tuyến du lịch nội thành
+ Tuyến tham quan nội thành
– Bảo tàng lịch sử – chùa Dư Hàng – đền Nghè – đình Hàng Kênh – chùa Đông Khê – đình Gia Viên – Chùa Vẽ.
+ Tuyến đường sông :
– Tam Bạc (Chợ Sắt) – Bến Bính – Cảng Chính – Cảng Chùa Vẽ – Đình Vũ.
* Tuyến du lịch ngoại thành :
+ Hải Phòng – Tiên Lãng – Vĩnh Bảo
+ Hải Phòng-Thuỷ Nguyên-Bạch Đằng-Hải Phòng: (cả đường bộ, đường sông)
+ Hải Phòng – Đồ Sơn – Cát Bà
+ Hải Phòng – Cát Hải – Cát Bà
+ Hải Phòng – Kiến An – An Lão (Kết hợp cả đường bộ lẫn đường sông)
* Các tuyến du lịch liên tỉnh
– Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình – Huế – Đà Nẵng – Hải Phòng.
– Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – các tỉnh Tây Bắc.
– Hải Phòng – Hà Nội – Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh.
– Hải Phòng – Cát Bà – Hạ Long – Hải Phòng.
– Hải Phòng – Huế – Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh.
– Hải Phòng – Singapore – các nước trong khu vực.
– Hải Phòng – Hồng Kông – Ma Cao – Thâm Quyến.
– Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh.
– Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn – Vân Nam.
– Hà Nội – Ma Cao.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để du lịch trở thành ngành tăng trưởng kinh tế quan trọng của Hải Phòng và đóng góp ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, các Sở, ban, ngành và Sở Du lịch Hải Phòng cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Sở Du lịch
– Xây dựng Chương trình và kế họach hành động phát triển du lịch của Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2020
– Chủ trì công tác quy hoạch phát triển du lịch trong Thành phố
– Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chính sách, cơ chế tăng cường phát triển du lịch của Thành phố.
– Theo dõi, đôn đốc các huyện, thị, cơ quan liên quan thực hiện đúng chương trình hành động phát triển du lịch của Thành phố.
2. Các Sở, ban, ngành
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Du lịch tổ chức triển khai các dự án ưu tiên đầu tư gắn với quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2005-2020.
2.2. Sở Tài chính
– Phối hợp cùng với Sở Du lịch, Sở Kế hoạch – Đầu tư xây dựng kế hoạch và phương án tài chính về chương trình phát triển du lịch của Thành phố cũng như bố trí nguồn vốn ngân sách cho các hạng mục công việc cho quá trình thực hiện quy họach trình UBND Thành phố phê duyệt.
2.3. Sở Công an
Hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, công ty lữ hành.. xây dựng các tuyến lịch du lịch gắn với an toàn cho khách và giữ gìn an ninh Hải Phòng.
2.4. Sở Tài nguyên – Môi trường
– Phối hợp với Sở Du lịch thực hiện nghiêm quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
– Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Du lịch trong việc thu phí khai thác tài nguyên du lịch và cơ chế đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch từ nguồn thu phí này.
2.5. Sở Văn hoá – Thông tin
Phối hợp với Sở Du lịch để lập đề án đầu tư bảo tồn các di tích gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào các điểm tham quan du lịch, các di tích văn hóa- lịch sử; hướng dẫn các địa phương xác định các sản phẩm đặc thù về các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để lập kế hoạch bảo tồn tôn tạo và khai thác phục vụ phát triển văn hoá gắn với du lịch.
2.6. Sở Giao thông vận tải
– Phối hợp với Sở Du lịch xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch bên đường dọc theo các quốc lộ chính trên địa bàn.
– Nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thuỷ đến các khu, điểm du lịch để khách du lịch đi lại thuận tiện.
III. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với UBND Thành phố
– UBND Thành phố chỉ đạo các Sở ban ngành thực hiện theo đúng định hướng, đặc biệt là quản lý chặt chẽ việc đầu tư các dự án phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch .
– UBND Thành phố cho phép triển thực hiện các cơ chế chính sách ưu tiên, đặc biệt là giải quyết hài hòa yêu cầu giữa đảm bảo an ninh quốc phòng và mở cửa phát triển kinh tế tại một số khu vực có nhiềm tiềm năng phát triển du lịch nhưng do quốc phòng quản lý; ngoài ra cần ưu tiên đặc biệt về nguồn vốn cho phát triển du lịch, trong đó việc phát triển đồng bộ hạ tầng du lịch chiếm vai trò quyết định.
– Chỉ đạo các Sở ban ngành xây dựng lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước về du lịch theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3, và kiên quyết thực hiện đúng lộ trình này.
– Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng giao Sở Du lịch chủ trì cùng phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố được phép tổ chức (đấu thầu), thuê tư vấn nước ngoài, qui hoạch tổng thể và cụ thể kiến trúc không gian hai khu du lịch trọng điểm Đồ Sơn, Cát Bà. Qui hoạch này là cơ sở pháp lý cho việc quản lý đầu tư phát triển du lịch của Hải Phòng đến năm 2020.
– Chỉ đạo các Sở ban ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư, quảng bá và xúc tiến du lịch tương xứng tiềm năng phát triển du lịch của địa phương mình để hình thành các khu, điểm du lịch tạo thế liên hoàn với các điểm du lịch khác để thu hút khách du lịch.
– Có ý kiến đề nghị với Chính phủ và các Bộ ngành trung ương cho phép thực hiện các cơ chế chính sách ưu tiên về tài chính, thu hút đầu tư để tạo cơ sở và các điều kiện cho du lịch Hải Phòng bứt phá và hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra đến năm 2020
2. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch
– Hỗ trợ trong việc xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách nói chung về du lịch. Đồng thuận cùng với UBND thành phố trong việc đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện các chủ trương chính sách ưu tiên và thu hút đầu tư cho phát triển du lịch Hải Phòng theo đúng các định hướng đề ra.
– Hỗ trợ trong việc lập kế họach xin cấp vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch từ ngân sách cấp cho ngành du lịch để tạo đà cho du lịch Hải Phòng triển khai các dự án đầu tư cho các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn của thành phố.
– Hỗ trợ trong việc xúc tiến tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Hải Phòng và kêu gọi đầu tư theo các kênh chính thức của Tổng cục Du lịch (các chương trình hợp tác quốc tế cấp quốc gia, hội chợ, hội thảo quốc tế và quốc gia…).
– Hỗ trợ trong việc lập kế họach và điều phối các địa phương hợp tác triển khai thực hiện các chương trình du lịch ở cấp quốc gia, vùng và các chương trình quốc tế, đặc biệt là hợp tác du lịch trong khu vực ASEAN và APEC.
– Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch, bao gồm cả đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho đội ngũ lao động.