Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sườn Tây núi Ba Vì, huyện Bà Vì đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020.
1. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sườn Tây núi Ba Vì, huyện Bà Vì đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020.
2. Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Hà Tây
3. Đơn vị nghiên cứu quy hoạch: Viện NCPT Du lịch
4. Năm thực hiện: Năm 2004-2005 (Quyết định phê duyệt số 415/QĐ-UBND ngày
5. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: Khu vực sườn Tây núi Ba Vì thuộc địa giới hành chính 3 xã Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì của huyện Ba Vì. Diện tích 82 km2, dân số 20.000 người.
6. Nội dung quy hoạch
6.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển.
a. Quan điểm phát triển:
– Phát triển du lịch theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năm du lịch tự nhiên và nhân văn, đạt hiệu quả kinh tế cao, gắn với việc bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa độc hại.
– Các hoạt động phát triển du lịch đảm bảo tính bền vững của môi trường sinh thái tự nhiên, nhân văn, xã hội của địa phương, môi trường cảnh quan di tích văn hóa không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.
– Các định hướng phát triển du lịch sườn Tây núi Ba Vì của khu vực phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, được đặt trong mối liên hệ, phù hợp với hoạt động du lịch của khu vực Sơn Tây – Ba Vì và của Tỉnh có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động du lịch của các tỉnh liền kề như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hòa Bình.
– Phát triển du lịch trên cơ sở phối kết hợp chặt chẽ giữa các các ngành, tạo điều kiện cùng phát triển, đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Phát huy tiềm năng nhân tố con người, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Từng bước nâng mức thu nhập bình quân trên đầu người của khu vực đạt và vượt mức bình quân chung của tỉnh, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đề ra. Đưa các giá trị văn hóa bản địa thành một nguồn tài nguyên hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
– Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
b. Mục tiêu đến năm 2020.
– Tổng số lượt khách (dự kiến): Năm 2010 đạt 199.000 lượt khách trong đó có 51.000 lượt khách quốc tế; Năm 2020 có 649.000 lượt khách trong đó có 201.000 lượt khách quốc tế.
– Doanh thu từ du lịch: Năm 2010 là 5.000.000 USD; năm 2020 là 36.240.000 USD.
– Tỉ trọng GDP du lịch trong tổng GDP huyện Ba Vì: Năm 2010 là 3,82% và năm 2020 là 6,85%.
6.2. Thị trường thu hút khách du lịch.
a. Thị trường khách du lịch
– Thị trường Hà Nội: Người nước ngoài đang làm việc hoặc sinh sống tại Hà Nội có thu nhập cao; Khách du lịch quốc tế, công vụ đến Hà Nội; cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên ở thủ đô Hà Nội.
– Thị trường nội ngoại, tỉnh Hà Tây: Khách nội địa có thu nhập khá trong ngoại tỉnh; cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên trong tỉnh.
– Thị trường nước ngoài: Thị trường Mỹ, Châu Âu: Hướng vào các sản phẩm du lịch MICE, công vụ, sinh thái, văn hóa. Thị trường Đông Nam Á: Hướng vào các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Các thị trường khác: Hàn Quốc, Nhật Bản hướng vào các sản phẩm du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa.
b. Sản phẩm du lịch chính
– Loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên: Du lịch sinh thái; du lịch nghiên cứu, du lịch tham quan, cắm trại, dã ngoại; du lịch sông nước; du lịch vườn sinh thái.
– Loại hình du lịch gắn liền với văn hóa: Du khảo văn hóa, lịch sử; du lịch hành hương; du lịch lễ hội; các làng du lịch văn hóa.
6.3. Định hướng phát triển không gian
a. Các khu vực phát triển:
– Khu vực phía Đông đường tỉnh 415
– Khu vực phía Tây đường tỉnh 415
– Khu vực vườn Quốc gia Ba Vì
b. Các gtrong tâm dịch vụ du lịch
– Trung tâm dịch vụ du lịch xã Ba Vì
– Trung tâm dịch vụ du lịch xã Minh Quang
– Trung tâm dịch vụ du lịch xã Khánh Thượng
c. Các điểm du lịch chính
– Điểm du lịch sinh thái: VQG Ba Vì; Vành đai các điểm du lịch dã ngoại cắm trại dọc theo tuyến du lịch cote 100; suối cá; các trang trại vườn dọc theo khu vực phía Tây đường tỉnh 415; các điểm cảnh quan sinh thái khu vực phía Tây đường tỉnh 415; hồ Suối Bắp khu vực Khánh Thượng; điểm du lịch nuôi và chăn thả động vật hoa dã tại khu vực núi Che; khu du lịch sinh thái xóm Di xã Ba Vì; khu du lịch sinh thái Suối Cái – Đền Trung; khu du lịch sinh thái chùa Kho, suối Mít; khu du lịch sinh thái suối Bóp; khu du lịch sinh thái Thung lũng Tản Viên.
– Các điểm nghỉ dưỡng: Khu du lịch nghỉ dưỡng đồi Thang Lang; khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Vống; khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Đầm.
– Các làng du lịch văn hóa sắc tộc: Xóm Sổ của người dân tộc Dao ở khu vực Ba Vì; xóm Cốc của người Mường ở khu vực xã Minh Quang; cụm du lịch văn hóa dân tộc gồm các xóm người Mường khu vực xã Khánh Thượng.
– Các điểm di tích lịch sử văn hóa: Hệ thống thờ tự thánh Tản, gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng; đền thờ Bác Hồ.
d. Các tuyến du lịch chính
– Tuyến du lịch tham quan vườn QG Ba Vì: Các tuyến du lịch dã ngoại, cắm trại. Tuyến du lịch sông nước.
– Tuyến du lịch tâm linh – sinh thái. Các tuyến du lịch văn hóa sắc tộc.
6.4. Định hướng phát triển hạ tầng phục vụ du lịch
a. Hệ thống giao thông: Cần phát triển các tuyến giao thông chính:
– Tuyến đường tỉnh 414B từ Sơn Tây đến đền Thượng
– Tuyến đường Láng – Hòa Lạc kéo dài
– Tuyến đường nối đường tỉnh 415 với đường Láng – Hòa Lạc kéo dài
– Tuyến đường tỉnh 415 kéo dài nối vào đường tỉnh 413
– Tuyến đường tỉnh 415
– Tuyến đê Minh Khánh
– Tuyến và đường nhánh từ đường 415 nối với đê Minh Khánh
– Tuyến xóm Vống – hồ Vống – hồ Đầm – Minh Tân
– Tuyến đền Hạ – Đồng Tâm – xóm Cốc – đền Trung – đền Thượng
– Tuyến đường xóm Sô – xóm Ri – đường tỉnh 414
b. Hệ thống cấp nước
– Chỉ tiêu cấp nước sạch: 400 lít/phòng lưu trú; 200 lít/khách. Dư kiến nhu cầu nước sách cho hoạt động du lịch là hơn
– Định hướng phát triển: Giai đoạn một (từ nay đến 2010) khai thác nguồn nước tự nhiên; giai đoạn 2 (từ 2011 đến 2020) cần xây dựng một nhà máy xử lý nước đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch vừa phục vụ khách du lịch vừa nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trong khu vực.
c. Hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
– Nâng cao cải tạo hệ thống thoát nước hiện tại dùng cho nông nghiệp trở thành hệ thống thoát nước chung cho toàn khu vực để tiết kiệm chi phí.
– Yêu cầu các dự án du lịch khi triển khai phải có các giải pháp xử lý, đảm bảo các tiêu chuẩn về thoát nước, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường.
d. Hệ thống cấp điện
– Chỉ tiêu cấp điện 3 kW/phòng lưu trú; 0,5 kW/khách, ngày đêm.
– Dự kiến nhu cầu điện cho hoạt động phát triển du lịch khu vực sườn Tây núi Ba Vì năm 2010 khoảng 155.000 KW vào năm 2020 là 736.000 KW.
– Hiện tại nhu cầu điện của khu vực chưa cao, do vậy phương hướng phát triển là nâng cấp hệ thống các trạm biến áp hiện tại hoặc xây dựng mới các trạm biến áp theo nhu cầu của các dự án phát triển du lịch.
e. Hệ thống thông tin liên lạc
– Hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo lên lạc thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
– Hiện tại các xã đã có điểm bưu điện văn hóa, trong quá trình phát triển hoạt động du lịch cần nâng cấp năng lực phục vụ.
– Lắp đặt trạm tiếp sóng điện thoại di động cho khu vực trong giai đoạn 2.
6.5. Định hướng đầu tư
– Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành
– Đầu tư khai thác thế mạnh sẵn có về thiên nhiên, khí hậu, các di tích lịch sử, văn hóa. Đầu tư đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
– Xây dựng dạnh mục các dự án kêu gọi đầu tư.
6.6. Vốn đầu tư
Tổng dự toán nhu cầu: 969,321 tỉ đồng trong đó giai đoạn 2006 – 2010 là 128,013 tỉ đồng.
a. Nguồn vốn: Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch, có phần hỗ trợ ngân sách nhà nước các cấp. Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế, trong nước, kể cả các cá nhân có điều kiện tham gia đầu tư.
b. Phân kỳ đầu tư
– Giai đoạn 1 (2006-2010): Xây dựng các quy hoạch chi tiết xây dựng phát triển du lịch. Đầu tư phát triển nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Triển khai các chương trình tuyên truyền quảng bá giáo dục cộng đồng. Đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng. Xây dựng mô hình làng du lịch. Hoàn thiện các tuyến du lịch truyền thống.
– Giai đoạn 2 (2011-2020): Đâu tư nâng cấp năng lực, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng. Phát triển các tuyến du lịch mới. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú. Phát triển mở rộng các khu nghỉ dưỡng. Phát triển các chương trình tuyên truyền quảng bá giáo dục cộng đồng. Chuẩn bị các yếu tố phát triển cho gioai đoạn tiếp theo.
6.7. Danh mục các dự án quy hoạch và đầu tư
a. Các dự án quy hoạch:
– Quy hoạch chi tiết xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp đồi Lang Thang.
– Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Đầm
– Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Vọng
– Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch văn hóa xóm Sổ
– Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch văn hóa bản Cốc
– Quy hoạch chi tiết xây dựng các làng du lịch văn hóa khu vực Khánh Thượng
– Quy hoạch chi tiết xây dựng tuyến du lịch đền Hạ – đền Trung – đền Thượng.
– Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu cắm trại, dã ngoại dọc theo cote 100m
– Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái thung lũng Tản Viên.
b. Các dự án đầu tư:
– Dự án đầu tư phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấo đồi Lang Thang: Quy mô 200ha, dự kiến tổng vốn đầu tư 100 tỉ đồng; mục tiêu: Đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, hệ thống cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú.
– Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Đầm: Quy mô 50ha, dự kiến vốn đầu tư 50 tỉ đồng; Mục tiêu: đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú,…
– Dự án khu nghỉ dưỡng hồ Vống: Quy mô: 50ha, dự kiến vốn đầu tư 50 tỉ đồng; Mục tiêu: đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú,…
– Dự án khu du lịch sinh thái văn hóa Suối Cái – Đền Trung: Quy mô 300ha, dự kiến vốn đầu tư 30 tỉ đồng. Mục tiêu: Xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa, hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú,…
– Dự án khu du lịch sinh thái xóm Di: Quy mô 120ha, dự kiến vốn đầu tư 30 tỉ đồng. Mục tiêu: Xây dựng khu du lịch sinh thái, hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí, các dự án phát triển cộng đồng.
– Dự án khu du lịch chùa Kho – suối Mít: Quy mô 100ha, dự kiến tổng vốn đầu từ 30 tỉ đồng. Mục tiêu: Xây dựng khu du lịch sinh thái, hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí.
– Dự án khu du lịch suối Bóp: Quy mô 200ha, dự kiến vốn đầu tư 30 tỉ đồng. Mục tiêu là xây dựng khu du lịch sinh thái, hệ thống cơ sở hạ tầng, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí.
– Dự án các làng văn hóa khu vực Khánh Thượng: Quy mô 50ha, dự kiến vốn đầu từ 35 tỉ đồng. Mục tiêu: xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, xác định các dự án phát triển cộng đồng.
– Dự án làng văn hóa du lịch xóm Sổ: Quy mô 30ha, dự kiến vốn đầu tư 12 tỉ đồng. Mục tiêu: Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, xác định các dự án phát triển cộng đồng.
– Dự án làng văn hóa Bản Cốc: Quy mô 63,5ha dự kiến vốn đầu tư 20 tỉ đồng. Mục tiêu: Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú,….
– Dự án phát triển du lịch sinh thái cote 400 (Khu A theo QHCT vườn QG Ba Vì): Quy mô
– Dự án phát triển du lịch sinh thái cote 600 (khu B theo QHCT vườn QG Ba Vì): Quy mô 8,5ha, dự kiến vốn đầu tư 10 tỉ đồng. Mục tiêu: Đầu tư xây dựng khu cắm trại, các công trình phục vụ tham quan du lịch, bãi đỗ xe.
– Dự án phát triển du lịch sinh thái cote 800 (khu C theo QHCT vườn QG Ba Vì): Quy mô 3,05ha, dự kiến vốn đầu tư 5 tỉ đồng. Mục tiêu: Đầu tư các hạng mục phục vụ tham quan du lịch.
– Dự án phát triển du lịch sinh thái cote 1100 (khu D theo QHCT vườn QG Ba Vì): Quy mô 0,27ha, dự kiến vốn đầu tư 1 tỉ đồng. Mục tiêu: Đầu tư bãi đổ xe và cải tạo các công trình hiện có phục vụ tham quan du lịch.
– Dự án phát triển khu du lịch sinh thái thung lũng Tản Viên: Quy mô 200ha, dự kiến vốn đầu tư 50 tỉ đồng. Mục tiêu: xây dựng khu du lịch sinh thái, hệ thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ bổ trợ, khu vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú.