Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Điều tra, khảo sát, xây dựng chương trình tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường du lịch

    1.       Tính cấp thiết của nhiệm vụ

     

    2.       Căn cứ pháp lí thực hiện nhiệm vụ

     

    3.       Mục tiêu của nhiệm vụ

     

    4.       Phạm vi, quy mô của nhiệm vụ

     

    5.       Địa điểm thực hiện nhiệm vụ

     

    6.       Nội dung thực hiện nhiệm vụ

    1.       Nhiệm vụ điều tra khảo sát

     

              Nội dung và các bước thực hiện nhiệm vụ này bao gồm:

     

              – Nghiên cứu xác định những nội dung chi tiết đối với từng nội dung cần điều tra làm căn cứ cho việc xây dựng mẫu phiếu điều tra năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch.

     

              – Xây dựng mẫu phiếu điều tra đối với từng nhóm đối tượng cần điều tra trong giới hạn của nhiệm vụ.

     

    §        Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương;

    §        Ban quản lý các khu, điểm du lịch;

    §        Doanh nghiệp du lịch;

     

              – Tiến hành hoạt động điều tra khảo sát tại các địa phương đã được đưa ra trong giới hạn nhiệm vụ

     

    §        Hải Phòng – Quảng Ninh;

    §        Hà Nội và phụ cận;

    §        Huế – Đà Nẵng và phụ cận (đến Quảng Bình về phía Bắc và đến Quảng Nam về phía Nam);

    §        Nha Trang – Ninh Chữ – Phan Thiết – Vũng Tàu;

    §        TP. Hồ Chí Minh; và

    §        Rạch Giá – Hà Tiên – Phú Quốc.

     

              Nội dung điều tra khảo sát chủ yếu bao gồm:

     

            i.            Điều tra về hiện trạng năng lực xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường du lịch như : chính sách khuyến khích các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch; thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải từ hoạt động du lịch và phục hồi môi trường; cơ chế công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và xử lý ô nhiễm từ hoạt động du lịch cho cộng đồng dân cư; chính sách thu phí đối với các loại chất thải từ hoạt động du lịch; quy định bắt buộc đối với các cơ sở tự quan trắc và định kỳ báo cáo kết quả quan trắc môi trường với cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về chất thải, tiêu chuẩn phát thải vào môi trường từ hoạt động du lịch; các hướng dẫn kỹ thuật về kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch;

     

          ii.            Điều tra về hiện trạng năng lực về xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các quan trắc môi trường du lịch, trước hết ở các trọng điểm du lịch;

     

        iii.            Điều tra về hiện trạng năng lực tổ chức điều tra thống kê các nguồn thải và lượng phát thải từ hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và các trọng điểm du lịch;

     

       iv.            Điều tra về hiện trạng năng lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành về các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải, cung cấp thông tin về tình hình ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch cho cộng đồng dân cư; ban hành cơ chế phù hợp để khuyến khích và thúc đẩy việc tham gia tích cực  của các đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư vào hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch;

     

         v.            Điều tra về hiện trạng năng lực về quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch, trước hết ở các trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia; và

     

       vi.            Điều tra về hiện trạng năng lực thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở dịch vụ du lịch có sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguồn thải; tăng cường công tác hậu kiểm như : thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM sau khi được phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch;

     

     vii.            Điều tra về hiện trạng năng lực về hoạt động kiểm soát ngăn ngừa việc đưa các chất thải, công nghệ lạc hậu trong lĩnh vực du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam.

     

              Kết quả của hoạt động điều tra sẽ là số liệu, thông tin dưới dạng các phiếu điều tra xã hội học và các thông tin liên quan đến hiện trạng năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động phát triển du lịch hiện nay ở Việt Nam thu được trong thời gian khảo sát điều tra tại các địa điểm đại diện đã lựa chọn.

     

    2.       Nhiệm vụ xây dựng “Chương trình tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch”

     

    Nhiệm vụ này được thực hiện với các bước cụ thể sau:

     

              – Tổng hợp, phân tích tài liệu điều tra khảo sát.

     

    §        Xây dựng phần mềm/chương trình xử lý số liệu điều tra;

    §        Xử lý sơ bộ và nhập số liệu điều tra;

    §        Xử lý số liệu điều tra.

     

              – Xây dựng báo cáo về thực trạng năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với những lĩnh vực chính bao gồm :

     

    §        Năng lực về xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường du lịch;

     

    §        Năng lực về xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các quan trắc môi trường du lịch;

     

    §        Năng lực tổ chức điều tra thống kê các nguồn thải và lượng phát thải từ hoạt động du lịch;

    §        Năng lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành về các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải;

     

    §        Năng lực thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch;

     

    §        Năng lực về quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch;

     

    §        Năng lực về hoạt động kiểm soát ngăn ngừa việc đưa các chất thải, công nghệ lạc hậu trong lĩnh vực du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam.

     

              – Xây dựng dự thảo “Chương trình tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch” ở Việt Nam.

     

              Dự thảo Chương trình này phải làm rõ được mục tiêu, nội dung, nhu cầu đầu tư (cho từng giai đoạn) và các bước thực hiện với những giải pháp và kiến nghị tổ chức thực hiện cụ thể đối với từng lĩnh vực/hợp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch. Như vậy “Chương trình” sẽ gồm các Tiểu chương trình tăng cường năng lực đối với từng lĩnh vực/hợp phần chủ yếu sau :

     

    §        Tiểu chương trình tăng cường năng lực về xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường du lịch;

     

    §        Tiểu chương trình tăng cường năng lực về xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các quan trắc môi trường du lịch;

     

    §        Tiểu chương trình nâng cao năng lực tổ chức điều tra thống kê các nguồn thải và lượng phát thải từ hoạt động du lịch;

     

    §        Tiểu chương trình tăng cường năng lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành về các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải;

     

    §        Tiểu chương trình tăng cường năng lực về quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch;

     

    §        Tiểu chương trình tăng cường năng lực thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch;

     

    §        Tiểu chương trình tăng cường năng lực về hoạt động kiểm soát ngăn ngừa việc đưa các chất thải, công nghệ lạc hậu trong lĩnh vực du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam;

     

    §        Tiểu chương trình nâng cao nhận thức và năng lực tham gia của công đồng vào hoạt động bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch.

     

              – Đề xuất hệ thống giải pháp/biện pháp thực hiện “Chương trình tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch” ở Việt Nam, trong đó có hoạt động tập huấn nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường.

     

    Các giải pháp được đề xuất cần bám sát thực tế để Chương trình tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường (KSÔN) có khả năng triển khai được trong thực tế.

    Bài cùng chuyên mục