Các chính sách phát triển du lịch và nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam trong thời gian tới
Năm 2016, ngành Du lịch Việt Nam đã đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế (tăng 25,9% so với năm 2015), phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu nhập 417,2 nghìn tỷ đồng (bao gồm tổng thu từ khách du lịch quốc tế và nội địa). Rõ ràng, ngành Du lịch đã đạt mục tiêu dự kiến đón gần 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế cho năm 2016. Có thể thấy, một số nhân tố chính góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu của Ngành là định hướng và chính sách mới của Chính phủ (Nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới, Nghị quyết số 39/NQ-CP và Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân 6 nước (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Belarus); Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch; Nghị quyết của Quốc hội ngày 22/11/2016 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử (e – visa) cho người nước ngoài nhập cảnh vảo Việt Nam) đã tạo môi trường thuận lợi hơn cho phát triển du lịch trên phạm vi cả nước. Ngành khách sạn Việt Nam đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân và giữ vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Du lịch tiếp tục đóng góp quan trọng cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2016, đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch khoảng 6,8%, bên cạnh tổng đóng góp góp gián tiếp và tạo thêm khoảng 14% cho GDP.
Từ khóa: định hướng, chiến lược,nghị quyết; 08-NQ/TW; Luật Du lịch; ngành khách sạn; TCDL
1. Định hướng và Chính sách phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai
1.1. Định hướng phát triển du lịch
– Mở rộng và phát triển thị trường:
o Định hướng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa;
o Hình thành một số sản phẩm du lịch đặc sắc, có khả năng cạnh tranh;
o Chính sách tạo môi trường thông thoáng cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch trong kinh doanh
– Xúc tiến du lịch:
o Triển khai chương trình nâng cao nhận thức về du lịch trên toàn quốc, đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch ngang tầm các nước trong khu vực;
o Chính sách miễn thị thực dài hạn cho các thị trường trọng điểm; nâng cao tiện ích của trang web đăng ký cấp thị thực trực tuyến (E-visa)
– Đầu tư phát triển du lịch:
o Có hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, đầu tư xây dựng hệ thống khu du lịch quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế;
o Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất cao cấp, phát triển sản phẩm du lịch xanh, du lịch thân thiện môi trường;
o Điều chỉnh giá ưu đãi đối với điện và thuế sử dụng đất cho các doanh nghiệp du lịch;
o Chính sách giá dịch vụ du lịch phù hợp với chất lượng, thương hiệu sản phẩm và trong mối tương quan so sánh với các quốc gia ASEAN
– Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:
o Đào tạo lại và đào tạo mới để có đội ngũ cán bộ, lao động có kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới;
o Hoàn thiện bộ công cụ, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng dịch vụ du lịch;
o Cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện công tác thống kê tác động của du lịch đối với nền kinh tế dựa trên Tài khoản Vệ tinh Du lịch;
o Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghề Du lịch quốc gia Việt Nam, phù hợp với MRA-TP.
2. Thực trạng và dự báo mức tăng trưởng du lịch quốc tế đến Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016, ngành du lịch đã có bước phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao, khách du lịch quốc tế tăng 1,7 lần, trung bình tăng 11%/năm; khách du lịch nội địa tăng 2,1 lần, trung bình tăng 16%/năm; tổng thu từ khách du lịch tăng 3,2 lần, trung bình tăng 26%/năm. Năm 2016, du lịch Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; phục vụ 62 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 8,8% so với năm 2015; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 417 nghìn tỷ đồng (trên 18 tỷ USD), tăng 17,3% so với năm 2015. Trong 10 tháng đầu năm 2017, du lịch Việt Nam đã đón được hơn 10 triệu khách quốc tế và phục vụ 63,1 triệu lượt khách nội địa.
Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2011 – 2017 xấp xỉ 5,7%/năm, khách du lịch nội địa đạt khoảng 16,3%/năm.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2011 – 10/2017
Ngành Du lịch đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2017: thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt từ 13-15 triệu lượt, tăng trưởng từ 30-50% so với năm 2016.
Chính sách miễn thị thực thêm cho một số nước và thí điểm cấp visa điện tử cho công dân của 40 quốc gia đã tạo ra cú huých lớn cho du lịch Việt Nam.
Với xu hướng tăng trưởng khách quốc tế nêu trên, triển vọng thu hút đầu tư của ngành Du lịch gia tăng, chất lượng dịch vụ được nâng lên, công tác quảng bá điểm đến được đẩy mạnh và Việt Nam tiếp tục nổi lên trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực, dự báo đến năm 2020, Du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đón được từ 20 -22 triệu lượt khách quốc tế (với mức tăng trung bình hàng năm 20 -25% trong giai đoạn từ 2018-2020).
3. Các vấn đề quan tâm về CSLT du lịch đối với nhu cầu chất lượng và số lượng
3.1. Nhận định tổng quan về việc khả năng đáp ứng nhu cầu về số lượng buồng
– Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Số cơ sở lưu trú tăng nhanh tại các thành phố và trung tâm du lịch lớn.
– Năm 2016, tổng số CSLTDL trên địa bàn cả nước đạt 21.000 cơ sở với 420.000 buồng.
– Tổng số CSLTDL 3-5 sao và cao cấp là 784 cơ sở.
– Miền Bắc có nhiều CSLTDL quy mô nhỏ hơn hai miền Trung và miền Nam.
– Có 54/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có CSLTDL cao cấp hoặc hạng 3 sao trở lên. Ngoài các thành phố và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, hoạt động đầu tư vào CSLTDL cao cấp từ 4 đến 5 sao đã triển khai tại nhiều địa phương khác như Bình Dương, PhúYên, Lào Cai, Ninh Bình, Bắc Ninh, Kiên Giang, Đắk Lắk, Kon Tum, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Thái Nguyên.
– Các khách sạn nghỉ dưỡng tại khu vực ven biển có sự tăng trưởng mạnh. Tại nhiều địa bàn như Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, đã phát triển mạnh những khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp đã hình thành ở một số điểm đến mới nổi như Bình Định (Dự án của FLC), Ninh Thuận, Thanh Hóa,… Ngoài ra, những sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh quốc tế cao đang dần hình thành tại Đà Nẵng, Phú Quốc, Côn Đảo…
– Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam đang phát triển theo xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới với sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn quản lý và thương hiệu hàng đầu, nổi tiếng thế giới tại Việt Nam như: Accor, IHG, Marriot, Movenpick, Park Hayatt, Starwood, Hilton, Victoria,… Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả trong những năm qua có thể kể đến là: Sofitel Metropole, Sheraton, Intercontinental (Hà Nội), Park Hyatt Saigon, Caravelle, New World (TP.Hồ Chí Minh), Furama (Đà Nẵng), The Nam Hải (Quảng Nam), Six senses Hideway Ninh Van Bay (Khánh Hòa), Palace (Lâm Đồng)… đã góp phần tạo bước tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
– Các nhà đầu tư Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường, hình thành những chuỗi khách sạn có đẳng cấp quốc tế mang thương hiệu Việt, bao gồm: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist; Chuỗi khách sạn Vinpearl – Tập đoàn Vingoup; Tập đoàn Mường Thanh; Chuỗi khách sạn Golf, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội – Hanoitourist; Tập đoàn Sungroup; Chuỗi khách sạn A25…
– Giai đoạn 2011 – 2017 chứng kiến sự bùng nổ của một số loại hình cơ sở lưu trú mới. Bên cạnh các cơ sở lưu trú cao cấp như Intercontinental Đà Nẵng, Condotel (Havana Nha Trang 5 sao, Cocobay Đà Nẵng 4 sao, Vinpearl Condotel Phú Quốc 4 sao,…) xuất hiện các loại hình lưu trú bình dân hơn là các Hostel, Container Hostel (Đà Nẵng, Quan Lạn, Ba Vì, Sơn La, Nha Trang,…). Những hình thức lưu trú mới này mang lại hiệu quả nhất định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
– Loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) tập trung ở các khu vực ngoại thành, bản làng, vùng dân tộc ít người, vùng cao (Tây Nguyên, miền núi), đồng bằng sông Cửu Long…đã giúp khách hiểu thêm về văn hóa bản địa và có trải nghiệm ấn tượng với cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam.
– Các loại hình căn hộ du lịch cao cấp ở khu đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, biệt thự du lịch ở Đà Nẵng, Hải Phòng, làng du lịch ở Lâm Đồng, tàu thủy lưu trú du lịch ở Quảng Ninh và Tiền Giang tuy chưa nhiều những cũng góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, giúp khách có nhiều lựa chọn khi đi du lịch Việt Nam.
STT |
Hạng sao |
Đơn vị tính cho quy mô |
2016 |
Hết tháng 9/2017 |
||
Số lượng |
Quy mô (buồng) |
Số lượng |
Quy mô (buồng) |
|||
I |
Khách sạn |
|
6.523 |
225.975 |
6.610 |
230.600 |
1 |
Khách sạn 5 sao |
103 |
29.742 |
110 |
31.200 |
|
2 |
Khách sạn 4 sao |
|
29.049 |
|
30.500 |
|
3 |
Khách sạn 3 sao |
441 |
30.840 |
46 0 |
32.000 |
|
4 |
Khách sạn 2 sao |
1.655 |
61.048 |
1700 |
61.500 |
|
5 |
Khách sạn 1 sao |
4.096 |
75.296 |
4100 |
75.400 |
|
II |
Khu căn hộ du lịch |
|
16 |
1.820 |
17 |
1.916 |
1 |
Cao cấp, trong đó |
Căn hộ |
8 |
1.482 |
9 |
1.578 |
Cao cấp 5 sao |
Căn hộ |
4 |
882 |
4 |
882 |
|
Cao cấp 4 sao |
Căn hộ |
2 |
338 |
3 |
494 |
|
Cao cấp |
Căn hộ |
2 |
262 |
2 |
262 |
|
2 |
Đạt chuẩn |
Căn hộ |
8 |
338 |
8 |
338 |
III |
Biệt thự du lịch |
|
50 |
649 |
50 |
649 |
Cao cấp |
Biệt thự |
3 |
75 |
3 |
75 |
|
Đạt chuẩn |
Biệt thự |
47 |
574 |
47 |
574 |
|
IV |
Nhà nghỉ du lịch |
Buồng |
6.442 |
78.385 |
6.500 |
79.100 |
V |
Homestay |
Buồng/sàn |
1.242 |
9.170 |
1.300 |
10.000 |
VI |
Làng Du lịch |
|
3 |
153 |
3 |
153 |
1 |
3 sao |
Buồng |
1 |
62 |
1 |
62 |
2 |
2 sao |
Buồng |
1 |
41 |
1 |
41 |
3 |
1 sao |
Buồng |
1 |
50 |
1 |
50 |
VII |
Bãi cắm trại du lịch |
Lều |
2 |
80 |
2 |
80 |
VIII |
Tàu thủy du lịch |
175 |
2.005 |
180 |
2.100 |
|
1 |
2 sao |
Cabin |
76 |
1.155 |
80 |
1200 |
2 |
1 sao |
Cabin |
99 |
850 |
100 |
900 |
Tổng số |
14.433 |
318.237 |
15.800 |
323.943 |
||
Tổng số CSLTDL trong toàn quốc |
Buồng/căn |
21.000 |
420.000 |
25.000 |
450.000 |
– Số cơ sở lưu trú được xếp hạng phân bổ tương đối đều trên cả 3 miền: Miền Bắc chiếm 32% về số buồng, miền Trung chiếm 38% về số buồng, miền Nam chiếm 30% về số buồng.
– Tỷ lệ CSLT du lịch được khách quốc tế lựa chọn
– Tỷ lệ CSLT du lịch được khách nội địa lựa chọn
3.2. Định hướng đầu tư Cơ sở lưu trú tại Việt Nam thời gian tới:
Trong thời gian tới, với xu hướng tăng trưởng tích cực khách du lịch (cả khách quốc tế và khách nội địa), nhu cầu về cơ sở lưu trú tiếp tục gia tăng.
Do đó, Việt Nam cần thu hút đầu tư phát triển hệ thống CSLTDL theo hướng sau:
– Phát triển các loại khách sạn thương mại cao cấp
– Phát triển tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thương mại.
– Phát triển tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, phát triển du lịch (M.I.C.E).
– Phát triển mạnh các khách sạn nghỉ dưỡng với các loại dịch vụ đa dạng ở vùng biển, nông thôn, ngoại vi thành phố, nơi có cảnh quan đẹp và khí hậu trong lành
– Phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên: Xây dựng các cơ sở lưu trú rất đơn giản hoặc kết hợp với các nhà dân có điều kiện cho khách nghỉ nhưng đảm bảo các tiêu chuẩn về an ninh, an toàn, vệ sinh để phục vụ khách.
– Khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng đầu tư và quản lý khách sạn ở Việt Nam./.
Chiến Thắng