Đề tài NCKH cấp Bộ “Xây dựng hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam”
Tính cấp thiết của vấn đề :
Xu thế phát triển du lịch thiên nhiên nói chung và du lịch sinh thái nói riêng không chỉ là một hiện tượng ”mốt” nhất thời, mà là xu thế của thời đại và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường. Nhiều nước rất quan tâm đến những lợi ích về giáo dục và kinh tế của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn tự nhiên nên đã duy trì và phát triển hệ thống các Vườn quốc gia với chức năng phát triển du lịch sinh thái mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Việt
Để khai thác được có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái to lớn của đất nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái trên quan điểm bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, giảm bớt sự trả giá và đạt được lợi hiệu quả kinh tế tối đa, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của Việt Nam, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu :
– Nghiên cứu thực tiễn của Việt
– Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu xây dựng hướng dẫn dành cho các nhà quản lý và điều hành du lịch sinh thái ở Việt
Nội dung nghiên cứu chủ yếu:
§ Tổng quan về du lịch sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt
§ Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Việt
§ Tổng quan kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở các nước, đặc biệt các nước trong khu vực.
§ Tổ chức điều tra về nhận thức, hiểu biết về du lịch sinh thái, vai trò của đa dạng sinh học trong phát triển du lịch sinh thái…ở các nhóm đối tượng là các nhà quản lý, điều hành, hướng dẫn viên và khách du lịch.
§ Trên cơ sở thực tiến phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, kinh nghiệm các nước về phát triển du lịch sinh thái và kết quả điều tra về nhận thức và hiểu biết về du lịch sinh thái, đa dạng sinh học, xây dựng nội dung tài liệu hướng dẫn dành cho các nhà quản lý và điều hành du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Các kết quả chính đạt được :
§ Đã tổng quan có hệ thống những vấn đề chung về du lịch sinh thái, bao gồm: khái niệm về du lịch sinh thái; mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái; các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái; và những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
§ Đã tổng quan có hệ thống tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái Việt Nam, bao gồm: các hệ sinh thái chủ yếu (rừng nhiệt đới, sinh thái biển, sinh thái núi cao, hệ sinh thái đất ngập nước, v.v. ); tổng quan hệ thống rừng đặc dụng, trong đó chú trọng đến hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; các sân chim; v.v.
§ Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, trong đó chú trọng phân tích về các hình thức du lịch sinh thái; về khách du lịch sinh thái (đặc điểm khách quốc tế, nội địa), về các hoạt động du lịch sinh thái đặc trưng đối với khách du lịch quốc tế, nội địa tại Việt Nam; về hiện trạng đầu tư phát triển du lịch sinh thái (đầu tư trong nước, nước ngoài).
§ Xác định vai trò của các đối tượng liên quan trong quản lý và điều hành du lịch sinh thái ở Việt
§ Xác định vai trò trong công tác lập kế hoạch đối với các nhà quản lývà điều hành du lịch sinh thái: quy hoạch loại hình du lịch; vai trò của sự tham gia của cộng đồng địa phương; lập kế hoạch quản lý sử dụng tiện nghi du lịch, du khách và các hoạt động liên quan đến du lịch sinh thái.
§ Xác định vai trò của các nhà quản lý và điều hành du lịch sinh thái: Chính phủ, ngành du lịch, quản lýcác khu bảo tồn thiên nhiên, các công ty doanh nghiệp quản lýđiều hành du lịch.
§ Xác định những vấn đề cần quan tâm về tổ chức quản lý đối với các nhà quản lývà điều hành du lịch sinh thái ở Việt Nam: Quản lý theo lãnh thổ (vùng núi và ven biển Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Mê Kông); đánh giá chung về tình trạng quản lýkhai thác tài nguyên du lịch (theo lãnh thổ, trong các khu du lịch); quản lýchuyên ngành; sự phối hợp liên ngành, liên vùng.
§ Tổng quan kinh nghiệm trong xây dựng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở một số nước trong khu vực, đặc biệt là ở Thái Lan và
§ Đề xuất hướng dẫn hoạt động phát triển du lịch sinh thái ở Việt