Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của vấn đề

    2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và giới hạn của đề tài

    3. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu

    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

    I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    1. Khái niệm về du lịch sinh thái

    2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

    3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái

    4. Khách du lịch sinh thái

    II. DU LỊCH SINH THÁI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

    1. Khái niệm về phát triển bền vững

    2. Du lịch sinh thái với phát triển bền vững

    3. Phát triển du lịch sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường

    4. Yêu cầu với các nhà quản lý và điều hành du lịch sinh thái

    III. MỐI QUAN HỆ CỦA DU LỊCH SINH THÁI

    1. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác

    2. Mối quan hệ giữa “cung” và “cầu” của du lịch sinh thái

    3. Sự kết hợp của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác trong một chương trình du lịch

    IV. HIỆN TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

    1. Xu thế phát triển du lịch sinh thái trên thế giới

    2. Hiện trạng và xu thế phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

    CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NAM

    I. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TỰ NHIÊN

    1. Hệ thống rừng đặc dụng

    2. Các hệ sinh thái điển hình

    3. Các tiềm năng khác

    II. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TẠI CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

    1. Dân cư dân tộc

    2. Các di tích lịch sử, văn hoá

    3. Đánh giá chung

    III.  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM – GIS) TRONG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH SINH THÁI

    1. Giới thiệu chung

    2. Vấn đề ứng dụng công nghệ GIS

    3. Một số kết quả ứng dụng ban đầu

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

    I. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP CƠ CHẾ

    II. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI

    1. Hệ thống cơ sở hạ tầng

    2. Vấn đề kinh tế – xã hội

    III. NHẬN THỨC VÀ TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ

    CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NAM

    I.  ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ

    1. Tổ chức không gian du lịch sinh thái

    2. Tổ chức tuyến điểm du lịch sinh thái

    II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA

    1. Những vấn đề cần được xem xét khi lựa chọn

    2. Quy trình tiến hành

    3. Phát triển cơ sở lưu trú du lịch

    III. ĐỊNH HƯỚNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

    IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

     

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    DANH MỤC PHỤ LỤC

    Tính cấp thiết của đề tài:

    Du lịch sinh thái cùng với du lịch văn hoá là hai xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch trên thế giới ngày nay. Ở các nước có du lịch phát triển, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái đã được hình thành và phát triển khá hoàn chỉnh. Nước ta có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái, nhưng việc nghiên cứu về cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái chưa được quan tâm. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học xây dựng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” đã đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển.

     

    Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

     

    Mục tiêu của đề tài:

    –               Xác lập cơ sở khoa học cho sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam.

    –               Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện có liên quan, xác lập tổ chức không gian du lịch sinh thái trên phạm vi toàn quốc.

     

    Phạm vi nghiên cứu:

    –               Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

    –               Không gian nghiên cứu: toàn quốc.

     

    Nội dung nghiên cứu chính của đề tài:

    –               Những khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái: khái niệm, nguyên tắc cơ bản, điều kiện cần thiết để phát triển, tác động chủ yếu.

    –               Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác.

    –               Vị trí của du lịch sinh thái trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

    –               Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam.

    –               Xác lập cơ sở dữ liệu du lịch sinh thái Việt Nam.

    –               Tổ chức không gian du lịch sinh thái.

    –               Mô hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái.

    –               Nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản đảm bảo sự phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

     

    Kết quả của đề tài:

     

    sinhthaiVề cơ sở lý luận

    Đề tài đã thu thập, nghiên cứu và hệ thống hoá một cách chọn lọc được một số khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái, bao gồm: Khái niệm về du lịch sinh thái; Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái; Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái; Khách du lịch sinh thái; Khái niệm về phát triển bền vững; Du lịch sinh thái với phát triển bền vững; Phát triển du lịch sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường; Yêu cầu với các nhà quản lý và điều hành du lịch sinh thái; Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; Mối quan hệ giữa “cung” và “cầu” của du lịch sinh thái; và Sự kết hợp của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác trong một chương trình du lịch.

     

    Về cơ sở thực tiễn

    Bên cạnh việc phân tích xu hướng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài đã phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng như đưa ra và phân tích một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Trong phần phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, đề tài đã tập trung phân tích các tiềm năng du lịch sinh thái tự nhiên với trọng tâm là hệ thống các rừng đặc dụng, các hệ sinh thái điển hình và một số tiềm năng phát triển du lịch sinh thái khác như các sân chim, các miệt vườn… Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là  các khu bảo tồn thiên nhiên cũng được đề tài phân tích khá cụ thể.

    Việc ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) trong quản lý, đánh giá tiềm năng và tổ chức lãnh thổ du lịch sinh thái cũng được đưa ra trong phần này.

    Trong phần phân tích một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái, đề tài đã tập trung phân tích những mặt tích cực, những điểm hạn chế của hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách bảo vệ, sử dụng khai thác nguồn tài nguyên môi trường sinh thái vào mục đích kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng của Nhà nước và các ngành có liên quan; Cở sở hạ tầng xã hội và đời sống kinh tế – xã hội ở các vùng môi trường sinh thái tự nhiên; Nhận thức và trình độ dân trí của cộng đồng, những tổ chức, cá nhân, trực tiếp tham gia tổ chức, kinh doanh du lịch sinh thái và khách du lịch sinh thái.

     

    Về định hướng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam

    Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam như sau:

    –          (1). Định hướng phát triển theo lãnh thổ: trong đó có tổ chức không gian du lịch sinh thái và tổ chức tuyến, điểm du lịch sinh thái.

    –          (2). Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia: trong đó đưa ra những vấn đề cần được xem xét lựa chọn, quy trình tiến hành và phát triển cơ sở lưu trú du lịch.

    –          (3). Định hướng về tổ chức quản lý: đối với các khu vườn quốc gia, đối với các khu bảo tồn thiên nhiên, đối với các khu rừng văn hoá – lịch sử – môi trường.

     

    Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái như  các giải pháp về cơ chế chính sách, về thị trường, về quy hoạch, về đào tạo, về phát triển cơ sở hạ tầng và về xã hội. Để hỗ trợ việc triển khai các giải pháp, đề tài đã kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như đối với Tổng cục Du lịch nhằm đảm bảo sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam.

    Bài cùng chuyên mục