Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Ngành Du lịch đón chờ Luật Du lịch sửa đổi sắp đi vào thực thi hiệu quả

       LOGOVITANgày 9/6/2017, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam phối hợp với báo Nhân dân cuối tuần tổ chức Tọa đàm “Luật Du lịch, động lực thúc đẩy Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” nhằm đánh giá và kiến nghị đưa vào luật và các văn bản dưới luật một số nội dung quan trọng có liên quan đến quản lý và hoạt động du lịch quốc gia một cách hữu hiệu. Buổi tọa đàm diễn ra trong bối cảnh Luật Du lịch sắp được Chính phủ chính thức bấm nút thông qua tại Quốc hội Khóa 14, kỳ họp thứ 3 ngày 19/6 tới cho thấy sự nhiệt tâm và có trách nhiệm của các bên liên quan, cụ thể là gần 100 đại biểu tham gia từ Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Tổng cục Du lịch, đại diện các doanh nghiệp, HHDL các địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí.

    hhdl 2017

    Toàn cảnh buổi Tọa đàm

       Có thể nói cho tới nay Luật Du lịch sửa đổi đã hoàn thiện, vì thế 22 ý kiến tham gia đóng góp cho dự thảo Luật Du lịch tại buổi Tọa đàm là cơ hội trước thời điểm quan trọng các đại biểu Quốc hội xem xét lần cuối trước khi thông qua. Chính vì thế, những nội dung cần thảo luận của Tọa đàm có tính tập trung cao, bao gồm: Xếp hạng cơ sở lưu trú (CSLT); Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và vai trò của HHDL trong tình hình mới. Cụ thể là:
       – Đa số các đại biểu bày tỏ quan điểm ung hộ việc tự nguyện đăng ký xếp hạng CSLT du lịch. Bởi lẽ, các doanh nghiệp CSLT du lịch thực hiện vận hành kinh doanh theo quy luật thị trường, nếu doanh nghiệp thấy có lợi thì đăng ký xếp hạng và khi đã được xếp hạng thì họ phải tuân thủ hoàn toàn các tiêu chí xếp hạng của cơ quan quản lý. Thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký xếp hạng do chưa đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí, chẳng hạn như trường hợp khách sạn đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ đẳng cấp quốc tế 5 sao nhưng họ không đạt tiêu chí về quy mô số lượng phòng khách, hồ bơi,… Tuy nhiên cũng còn một số ý kiến trái chiều, cho rằng cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh CSLT phải đăng ký xếp hạng trong vòng 6 tháng với lý do để bảo vệ quyền lợi khách hàng. Một đại diện khách sạn 5 sao ở Hà Nội cho biết việc đăng ký hạng sao và đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đối với khách sạn cao sao 4,5 sao thì không có vấn đề khó khăn vì ngoài tieeu chuẩn quốc gia Việt Nam họ còn có tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn. Nhưng đối với các khách sạn hạng thấp hơn nếu không có xếp hạng rõ ràng thì khó đảm bảo được chất lượng đồng đều, và đối với cơ quan quản lý nhà nước thì khó quản lý chất lượng dịch vụ, điều này phù hợp với tình hình chất lượng dịch vụ CSLT ở Việt Nam hiện nay.
       – Nội dung Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch đã được bàn đến từ lâu. Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi lần này làm rõ hơn mục đích thành lập quỹ, xác định xúc tiến là nhiệm vụ chính của quỹ; quy định nguồn hình thành quỹ là từ 3 nguồn (Nhà nước cấp, đóng góp tự nguyện, các nguồn hợp pháp khác). Nhiều đại biểu thống nhất với ý kiến cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp quỹ phát triển du lịch và chính phủ có quy định tỷ lệ đóng góp này, đề xuất cụ thể trong việc xây dựng quỹ du lịch từ đóng góp của khách tham quan và khách lưu trú nhưng cần đảm bảo tính phù hợp với từng loại hình. Ví dụ: thu phí 15.000 – 20.000 Đồng đối với khách tham quan, thu phí của khách du lịch lưu trú ở khách sạn 4-5 sao với mức 1$/ khách và 0,5$/ khách du lịch lưu trú ở khách sạn 1-3 sao. Liên quan đến Quỹ này, một số đại biểu lập luận về việc không nên thu phí gây Quỹ từ lệ phí thị thực của khách du lịch vì ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh về chính sách visa của Việt Nam so với các nước khác. Cần có Hội đồng quản lý quỹ gồm Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành,…
       – Các đại biểu đánh giá cao nội dung mới đưa vào Luật Du lịch sửa đổi là Thuật ngữ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về Du lịch có nghĩa rộng hơn so với luật 2005, cho đây là tiền đề để nhà nước xây dựng những văn bản dưới luật quy định chính sách cụ thể hơn về quyền, vai trò, trách nhiệm của Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các HHDL địa phương về việc bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, xếp hạng CSLT hay tiêu chuẩn HDV, đào tạo nguồn nhân lực du lịch…
       Phát biểu tại Tọa đàm, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch thường trực HHDL Việt Nam nói: Nhà nước khó có thể hỗ trợ doanh nghiệp như mong muốn, vì vậy Hiệp hội Lữ hành, Hiệp hội Khách sạn, HHDL địa phương, các doanh nghiệp phải vươn lên, nắm lấy cơ hội, quyết tâm thực hiện tốt Luật Du lịch, có những chương trình hành động chi tiết để các địa phương hưởng ứng, hình thành những tổ chức chuyên ngành và tăng cường bộ máy hoạt động như thành lập Hiệp hội đầu bếp, Hiệp hội hướng dẫn viên, Hiệp hội vận chuyển du lịch…
       Nhận định chung, dự thảo vẫn giữ được các nội dung cơ bản của Luật Du lịch 2005, đồng thời cập nhật, bổ sung một số nội dung mới, phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay. Cụ thể là: Dự thảo Luật đã nêu rõ các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí (cấp ngân sách) và Nhà nước khuyến khích hỗ trợ (Điều 5). Vai trò của Hiệp hội được nâng cao với các trách nhiệm cụ thể (Điều 7). Việc bảo vệ quyền lợi của khách được làm rõ hơn (Điều 10- 14). Đặc biệt, Dự thảo Luật đã làm rõ vai trò của DN trong việc sáng tạo, phát triển sản phẩm, chú ý đến các sản phẩm du lịch có ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch (du lịch mạo hiểm), ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng (Điều 18-19). Quy hoạch về du lịch cũng đã được cô đọng lại, phù hợp với dự thảo Luật Quy hoạch (Điều 20-21). Nội dung về điểm du lịch, khu du lịch được biên soạn gọn lại, điều kiện, thủ tục công nhận đơn giản hơn,Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch (Điều 27-28)./.

    Tin: Chiến Thắng

    Bài cùng chuyên mục