Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Du lịch có trách nhiệm: Xem xét tác động của các hoạt động du lịch tới môi trường

       dlcotrachnhiemTrong dịp kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới 5/6 ý nghĩa quan trọng của du lịch sinh thái không thể bị xem nhẹ và nhu cầu về loại hình du lịch này cũng cần được đánh giá cao. Du lịch sinh thái đặt ra một câu hỏi về việc khách du lịch tác động như thế nào tới môi trường thông qua việc đi lại và họ thực hành đi du lịch với thái độ có trách nhiệm với môi trường như thế nào.

       Việc tổ chức một cách đúng mức, có hiệu quả hoạt động du lịch môi trường, hay du lịch đến với thiên nhiên và nơi hoang dã có thể mang đến cho khách du lịch một kỳ nghỉ “xanh” có lợi cho cả môi trường và khách du lịch sinh thái, khách du lịch xanh. Ví dụ, cư dân địa phương hoặc dân sinh sống gần công viên hoang dã hoặc các khu vực có đời sống thiên nhiên hoang dã giàu có khác trên thế giới có thể sống nhờ vào số tiền mà khách du lịch mang tới khi họ đến xem chim, cá hoặc các loài vật hoang dã khác. Số tiền này mang lại sự khích lệ to lớn cho người dân địa phương tại các khu vực này bảo vệ thiên nhiên thay vì săn bắn, cài bẫy hoặc khai thác các loài vật hoang dã tại các khu rừng nguyên sinh lân cận, rặng san hô, núi rừng, sông suối và các hệ sinh thái tự nhiên khác.
       HƯỚNG TỚI DU LỊCH XANH? Theo quy luật chung, nguyên lý trung tâm của du lịch sinh thái nhấn mạnh tới việc kết nối du lịch với văn hóa địa phương, các hoạt động ngoài trời, chương trình sinh thái nhằm nâng cao nhận thức, và thúc đẩy bảo vệ thiên nhiên hoang dã địa phương. Các chương trình cũng thường bao gồm các chương trình tình nguyện được thiết kế nhằm giúp đỡ các cộng đồng địa phương tại một số quốc gia kinh tế chậm phát triển trên toàn thế giới, thông qua việc nâng cao tình hình kinh tế và khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến nhất liên quan tới hiệu quả sử dụng năng lượng, tái chế và tái sử dụng nước.
       GIỜ ĐÂY THUẬT NGỮ XANH CÓ TÍNH THÔNG DỤNG? Liên Bộ Môi trường và Rừng (MoEF) đang soạn thảo hướng dẫn mới về du lịch có trách nhiệm tại 733 khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã của Ấn Độ bao gồm các dãy núi cao và thung lũng hoa, nơi cư trú các loài chim, và các công viên đại dương, các loài bò sát và công viên ven biển. Liên Bộ Môi trường và Rừng cũng xem xét hướng dẫn của Cục Bảo tồn Hổ Quốc gia (NTCA) – một hình mẫu duy nhất tồn tại – có luật lệ nghiêm ngặt chỉ cho phép tối đa 20% khu vực bảo tồn hổ được sử dụng khai thác du lịch.

     

    Tin: Chiến Thắng

    Bài cùng chuyên mục