Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Khảo sát thực địa 2 vùng du lịch: Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Trung du miền núi Bắc Bộ thuộc nhiệm vụ: “Tổ chức khảo sát 7 vùng du lịch và Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược du lịch Việt Nam”

        Dongbac quangninhTiếp theo các chuyến khảo sát thực hiện nhiệm vụ “Tổ chức khảo sát 7 vùng du lịch và Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch giao, Viện NCPT Du lịch tiếp tục tổ chức đoàn khảo sát thực địa 2 vùng du lịch: Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Trung du miền núi Bắc Bộ. Chuyến khảo sát đã được tổ chức vào những ngày cuối tháng 9 vừa qua, lịch trình đoàn qua các tỉnh Đông Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

         Trong đợt khảo sát này, đoàn công tác của Viện đã làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương, các Trung tâm xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trực tiếp tới khảo sát các tuyến điểm, tìm hiểu các sản phẩm du lịch. Trong khuôn khổ chuyến khảo sát, đoàn đã phối hợp với Sở VHTTDL Lào Cai và cùng với đoàn khảo sát các tỉnh Tây Bắc của Viện tổ chức 1 buổi tọa đàm tại Sa Pa nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch, vấn đề liên kết phát triển du lịch, một số định hướng phát triển chủ yếu cũng như những khó khăn, thách thức lớn đối với phát triển du lịch của địa phương nói riêng và các vùng du lịch nói chung.

        Qua chuyến khảo sát, đoàn đã đánh giá những thế mạnh của du lịch vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, thăm quan và tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng, thăm chiến trường xưa, thưởng thức ẩm thực. Đoàn đã khảo sát một số tour, tuyến điểm du lịch nổi tiếng và nhiều triển vọng của các địa phương như:

    – Tại tỉnh Quảng Ninh, đoàn tham quan, nghiên cứu địa hình Khu nghỉ mát Bãi Cháy nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long, thích hợp nghĩ dưỡng và tắm biển. Khu nghỉ mát này quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng trên dưới 20°C. Cách Khu nghỉ mát Bãi Cháy chỉ 14km là Hang Luồn, một trong những hang động tiêu biểu nằm trên đảo Bồ Hòn. Tại đây có thể quan sát những búp thạch nhũ được kiến tạo trong hàng triệu năm với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, phía trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời.

    Dongbac hangluon

    Hang Luồn – Hạ Long

    – Sau khi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh sáng ngày 29/9/2015, đoàn đã khảo sát Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, bao gồm hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam.

    – Ngày thứ 3 của lịch trình khảo sát, đoàn tới Hang động chùa Tiên và Giáng Tiên, đền Kỳ Cùng và Chùa Tam Thanh tại tỉnh Lạng Sơn. Đều là những địa danh nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích, là những nơi linh thiêng thích hợp phát triển du lịch tâm linh. Sáng ngày khảo sát thứ tư (ngày 01/10/2015), đoàn làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Lạng Sơn, buổi chiều cùng ngày, đoàn tiếp tiếp tục khảo sát chùa Mẫu Sơn, địa điểm cuối cùng trong lịch trình khảo sát tại Lạng Sơn. Nơi đây là vùng núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển Du lịch ắn ninh thái với lợi thế về điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, mang nhiều giá trị về bản sắc văn hóa dân tộc thuần khiết của đồng bào các dân tộc vùng duyên hải Đông Bắc.

    Dongbac denkycung

    Đền Kỳ Cùng – Lạng Sơn

       – Trong 2 ngày cuối của cuộc khảo sát, đoàn đã khảo sát các điểm du lịch ở Lào Cai như: Hang Tiên, Đá vợ đá chồng, núi Hàm Rồng, Chợ Sa Pa, Đường lên cổng trời SaPa… và phối hợp với Sở VHTTDL Lào Cai và cùng với đoàn khảo sát các tỉnh Tây Bắc của Viện tổ chức 1 buổi tọa đàm tại Sa Pa.

    Dongbac htlaocai

    Hội thảo tại Sa Pa – Lào Cai

         Qua những nội dung trao đổi với các địa phương, vấn đề liên kết giữa các địa phương và trong cả vùng vẫn là một khó khăn lớn. Một số những nỗ lực liên kết giữa các địa phương đã bước đầu được triển khai. Đó là những bước đi ban đầu hứa hẹn những triển vọng trong phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến, kết nối tour tuyến của du lịch vùng du lịch: Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Trung du miền núi Bắc Bộ. Các kết quả khảo sát và các ý kiến đã thu nhận được qua buổi tọa đàm, các buổi làm việc với các Sở VHTTDL các địa phương đã được nhóm nghiên cứu của Viện NCPT Du lịch ghi nhận và bổ sung vào bản dự thảo nghiên cứu.


    Bài cùng chuyên mục