Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Biến đổi khí hậu và phát triển du lịch tỉnh An Giang

    bdkh angiang2015

    Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu có diễn biến phức tạp, tác động nhiều mặt tới đời sống kinh tế – xã hội. Nhiều chỉ tiêu quan trọng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được đưa vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cũng như các ngành và địa phương. Theo tính toán và dự báo của các chuyên gia thì An Giang là một tỉnh có nguy cơ bị tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để đối phó với tình hình và giảm tác động của anh hưởng của biển đối khí hậu và nước biển dâng, tỉnh An Giang đã xây dựng Chương trình, kế hoạch chung ứng phó với biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó các ngành xây dựng chương trình chương trình kế hoạch phù hợp với hoạt động của từng ngành, trong đó có ngành du lịch từ năm 2012.

    1-Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch An Giang và vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch trước sự tác động của biến đổi khí hậu

    1.1. Tiềm năng phát triển du lịch An Giang

    1.1.1. Vị trí địa lý

    An Giang có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Lãnh thổ An Giang kéo dài từ vĩ độ 10012’B đến 10057’B, 104046’Đ đến 105035’B. An Giang có chung 104km đường biên giới với Campuchia về phía Bắc và Tây Bắc, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp với chiều dài 107,628km, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 44,734km. Mặt khác tỉnh An Giang nằm gần vùng du lịch Đông Nam Bộ, cách trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là 231km. Đây là điều kiện quan trọng cho việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với An Giang.

    1.1.2. Tiền năng về tài nguyên tự nhiên.

    – Địa hình

    Địa hình An Giang có những đặc điểm nổi bật so với địa hình đồng bằng rộng lớn vùng Tây Nam Bộ là sự xen kẽ giữa địa hình đồng bằng châu thổ và đồi núi; đây là cơ sở cho việc xây dựng sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch.

    Địa hình đồi núi ở An Giang chủ yếu là đồi đất xen kể với đá cứng với nhiều đỉnh có các hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km chủ yếu nằm trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao khác nhau, trong đó Núi Cấm là núi lớn nhất có tới 06 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m được liên kết với các núi khác thành một mạch núi liên tục, trải dài 35km và rộng 17km với diện tích gần 600km2, là vùng đất địa linh “Bảy Núi – Thất Sơn”với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn đang thu hút khách tham quan.

    Địa hình đồng bằng là đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong; về hình dạng có 3 dạng chính và 1 dạng phụ: Dạng cồn bãi (Cù lao) có hình dạng như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp dần sang hai bên như cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hòa (Châu Thành), Bình Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) của sông Hậu và cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, Cồn Cỏ (Tân Châu) của sông Tiền. Các khu vực này là tiềm năng sinh thái để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với cù lao sông nước, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực sẽ chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng đến phát triển du.

    Khí hậu

    Điều kiện thời tiết, khí hậu ở An Giang rất phù hợp với phát triển các loại hình du lịch.

    Về lượng bức xạ tương đối lớn, tổng lượng nhiệt trong năm là 10.0000C. Số giờ nắng An Giang dao động từ 100 đến gần 300 giờ nắng. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Chế độ gió được đặc trưng bởi tác động luân phiên của hệ thống hoàn lưu gió mùa nên rất ổn định. Trong mùa khô thịnh hành gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11đến tháng 4 năm sau, thời tiết ít mưa, chỉ chiếm 10% lượng mưa của cả năm. Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang khối khí biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm dồidào, mưanhiều, chiếm tới 90% lượng mưacả năm, tập trung cao nhất vào tháng 7, 8, 9, 10. Với đặc điểm nằm sâu trong đất liền nên An Giang ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Đây là điều kiện cơ bản để thu hút khách du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, trong mấy năm gần này hiện tượng bất thường của thời tiết đã tác động đến nhiệt trong các khu vực tăng cao và thời gian nắng kéo dài hơn so với nhiều năm trước.

    -Thủy văn

    An Giang nằm ở vị trí hạ lưu của sông Mekong, với các hệ thống sông Tiền, sông Hậu chảy qua, nhiều kênh rạch tự nhiên và kênh đào tạo nên mạng lưới thủy văn với mật độ 0,72km/km2, chỉ số cao nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên nguồn nước mặt ở An Giang rất phong phú làm tiền đề cho việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch liên quan đến sôngnước như du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch chợ nổi.

    Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông và ảnh hưởng của thủy triều. Sông Cửu Long hàng năm vẫn nhận được con nước lũ kéo dài, khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ với mức nước phổ biến từ 1 đến 2,5m, thời gian ngập lũ từ 2,5 đến 5 tháng, thường là từ 15-8 tới 20-12.Mùa nước nổi là một đặc trưng của toàn vùng, đồng thời cũng là thời điểm quan trọng cho việc khai thác thủy sản. Chế độ thủy văn thuận lợi cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản cung cấp cho khách du lịch. Tuy nhiên, do tác động của thời tiết chế độ thủy văn thất thường xẩy ra trong một vài năm gần đây như năm 2014 mùa nước nổi về chậm dẫn đến nguồn lợi thủy sản ít đi so với nhiều năm, tuy nhiên cũng có một số nước lũ thất thường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư trong khu vực.

    – Hệ sinh thái

    An Giang có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với nhiều hệ động thực vật có giá trị như: Thảm thực vật đất ngập nước bưng trũng; thảm thực vật đồi núi; thảm thực vật ven sông rạch; thảm thực vật nổi, trong đó có hệ sinh thái rừngTràm tại Trà Sư, Núi Cấm.

    1.1.3. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn

    -Di tích lịch sử – văn hóa, danh thắng

    An Giang là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử, công trình văn hóa, trong đó có 27 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh; hiện nay đang làm thủ tục xét duyệt thêm 5 di tích lịch sử – văn hóa có giá trị.

    Bảng số 1. Các di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia

    TT

    Di tích

    Sốlượng

    1

    Di tích khảo cổ

    03

    2

    Di tích văn hóa – lịch sử

    11

    3

    Di tích kiến trúc

    11

    4

    Di tích thắng cảnh

    01

    5

    Di tích lưu niệm danh nhân

    01

     

    Tổng cộng

    27

    Nguồn: Sở VHTTDL An Giang

                Do vấn đề lịch sử, cũng như quá trình hình thành của di tích nên một số di tích đang được xuống cấp do tác động của thời gian và thời tiết khí hậu cũng như con người. Bên canh đó, một số di tích được hình thành tại các khu vực sông, bãi, bừng biền nơi sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là màu nước nổi dẫn đến ảnh hưởng cấu trúc, cũng như nguyên liệu xây dựng của các di tích.

    – Các lễ hội sinh hoạt văn hóa

    An Giang có 17 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh (94,3%), người Khmer (4,07%), người Chăm (0,65%), người Hoa (1,009%) và nhiều dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán lễ hội đặc trưng cho từng dân tốc, nhiều lễ hội đã đi vào đời sống tâm linh của cộng đồng và được tổ chức hàng năm. Theo thống kế toàn tỉnh có tổng cộng 41 lễ hội, gồm các lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử cách mạng; trong đó có 1 lễ hội thuộc cấp Bộ quản lí, 6 lễ hội thuộc cấp tỉnh quản lí; một số lễ hội tiêu biểu là: Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội đền Nguyễn Trung Trực, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ hội Hát Gi, hộiđuabò dân tộc Khmer…Cũng như di tích lễ hội trên địa bàn tập trung và được tổ chức tại các vùng nông thôn, vùng núi nơi thường xuyên bị tác động của biến đổi của khí hậu và nước biển dâng nên phần nào tác động đến việc khai thác để phát triển du lịch.

    Bảng 2. Một số lễ hội trên ịa bàn tỉnh An Giang

    TT

    Tên lễ hội

    Thời gian

    1

    Lễhội Bà Chúa xứ (Lễ vía Bà)

    23/27 tháng 4 âm lịch

    2

    Lễhội Chol Chnam Thmay

    12 – 15/04 âm lịch

    3

    Hộiđền Nguyễn Trung Trực

    18 – 19/10 âm lịch

    4

    Lễhội đuabò của người Dân tộc Khmer

    09 – 10/10 âm lịch hàng năm

    5

    LễHội Hát Gi (còn gọi Roya Hadji)

    7 – 10/12 theo Hồi lịch

    6

    Lễhội KỳAn đình Châu Phú

    10/5 âm lịch

    7

    LễRamadan củađồng bào Chăm

    1 – 30/9 Hồi lịch

    Nguồn: Sở VHTTDL An Giang

    Bảng số 3. Cập nhật địa bàn tác động chính của biến đổi khí hậu đến các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh An Giang

    Huyện

    Biểu hiện

    Tác động của BĐKH

    TP. Long Xuyên, Châu Thành và Chợ Mới

          Gia tăng cường độ, tần suất mùa nước nổi tại các điểm tài nguyên du lịch, các điểm vui chơi giải trí

          Gia tăng tình trạng xói mòn đất các khu du lịch ven song các cơ sở lưu trú

          Suy giảm nguồn nước mặt, nước ngầm

          Hạn hán trong mùa khô, biến động bất thường mùa mưa

          Ảnh hưởng đến số lượng khách đến tham quan, ngày lưu trú, doanh thu du lịch

          Ảnh hưởng đấn việc làm và sinh kế người dân

          Hư hại nhà cửa, cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch

          Gia tăng tình trạng thiếu nước sinh hoạt

    Huyện Tri Tôn và Thoại Sơn

          Tăng cường độ nắng nóng

          Gia tăng cường độ, tần suất mưa lớn

          Gia tăng tình trạng xói mòn đất

          Hệ sinh thái kém phát triển tại các khu du lịch sinh thái

          Ảnh hưởng đến số lượng khách đến tham quan, ngày lưu trú, doanh thu du lịch

          Ảnh hưởng đấn việc làm và sinh kế người dân

          Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

          Hư hại cơ sở hạ tầng giao thông du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch

          Gia tăng tình trạng thiếu nước sinh hoạt

    TX Châu Đốc, huyện An Phú

          Tăng cường độ và tần suất mưa và kéo dài ngày nước nổi tại các khu du lịch

          Gia tăng tình trạng xói mòn đất

          Ảnh hưởng đến số lượng khách đến tham quan, ngày lưu trú, doanh thu du lịch

          Ảnh hưởng đấn việc làm và sinh kế người dân

          Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

          Hư hại cơ sở hạ tầng giao thông du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch

    H. Tịnh Biên và Châu Phú

          Biến động bất thường vào mùa mưa

          Tăng tình trạng ngập lụt các xã ven sông nơi có các mô hình du lịch cộng đồng

          Suy giảm nguồn nước mặt

          Ảnh hưởng đến số lượng khách đến tham quan, ngày lưu trú, doanh thu du lịch

          Ảnh hưởng đấn việc làm và sinh kế người dân

          Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

          Hư hại cơ sở hạ tầng giao thông du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch

          Tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất

    + Cập nhật lĩnh vực du lịch bị tác động

    Lĩnh vực du lịch

    Mức độ ảnh hưởng

    Khách du lịch

    -Số lượng khách giảm so với tiềm năng và điệu kiện phát triển, chi tiêu, độ dài ngày lưu trú

    Cơ sở hạ tầng du lịch

    – Khó khăn đi lại,

    – Hư hỏng phải sửa chữa

    – Đầu tư tống kém

    Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

    – Giảm chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật

    – Giảm diện tích dành cho phát triển du lịch

    – Dễ bị hư hỏng, đầu tư tốt kém

    Tài nguyên đu lịch

    – Giảm giá trị tài nguyên

    – Dễ bị hung hỏng, khó khắc phục

    – Ảnh thu hút khách du lịchhưởng đến

    – Xây dựng các giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực phát triển và từng khu vực phát triển du lịch.

    + Đối với lĩnh vực đầu tư cơ vật chất kỹ thuật du lịch.

                Điều chỉnh đầu tư các hạng mục lưu trú tại các khu vực cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hòa (Châu Thành), Bình Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) của sông Hậu và cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, Cồn Cỏ (Tân Châu) của sông Tiền nơi dễ bị ngập nước. Các khu vực này chủ yếu phát triển du lịch sinh thái hoặc du lịch cộng đồng để tránh bị tác động của ngập úng.

                Dịch vụ bổ sung gắn liền với loại hình du lịch núi tại Tịnh Biên và Tri Tôn sẽ hạn chế với số lượng và mức độ đầu tư

                Đẩy mạnh các dịch vụ, loại hình gắn liền với sông nước và du lịch sinh thái, đẩy nhanh các khu du lịch cộng đồng

                Dịch vụ cao cấp về lưu trú, nhà hang tập trung tại thành phố Long Xuyên

    + Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

                Đối với hệ thống giao thông ngoài khu du lịch. Phối hợp với ngành giao thông kiến nghị nâng cấp hệ thống đường có liên quan đến sử dụng phát triển du lịch.

                Đối với cơ sở hạ tầng trong khu du lịch. Đối với dự án đang hoạt động điều chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng bị ngập hoặc có nguy cơ ngập nước

    – Lồng ghép được các hoạt động tương ứng của các ngành.

    Phối với quy hoạch các ngành nông nghiệp, công thương, tài nguyên môi trường điều chỉnh quy hoạch ngành đến năm 2020 phù hợp với kịch bản của tỉnh.

    Xây dựng hệ thống quan trắc tại các khu vực phát triển du lịch.

    Đề xuất trong quy hoạch du lịch các công trình phòng tránh, giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch tại ba khu đô thị lớn là: thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu trước tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng, nâng cấp các tuyến đê bao kết hợp đường giao thông nông thôn; hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi trọng điểm; nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới hệ thống đê bao kiểm soát lũ nhằm bảo vệ khu dân cư, diện tích đất sản xuất nông nghiệp; quy hoạch, xây dựng các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh nhằm trữ nước phục vụ sinh hoạt đời sống và kiểm soát lũ núi. Đặc biệt chú trọng xử lý việc thiếu nước ở vùng cao huyện Tri Tôn, Tịnh Biên.

    – Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của các bên tham gia

    Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường mở các lớp tập huấn cho cán bộ công nhân viên và cộng đồng tại các khu du lịch về kiến thức cơ bản biến đổi khí hậu và nhận biến các tác động và diễn biến củ các hiện tượng thời tiết.

    – Xây dựng bộ máy tổ chức về ứng phó đối với biến đổi khí hậu của ngành

    Do hạn chế biến chế của tỉnh nên chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dỏi chương trình mà chỉ kiêm nhiệm.

    Trên đây là đánh giá kết quả thực hiện Chương trình kế hoạch mục tiêu của ngành du lịch tỉnh đối với ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn./.

    TS. Võ Quế – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

    Bài cùng chuyên mục