Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2014: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch”

    flex 2014 dtda gpdmhdhtqtcitdr bia

     1.  Sự cần thiết của đề tài
       Hợp tác, liên kết ngày nay là một xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Hợp tác, liên kết quốc tế là chỉ là một hoạt động của hội nhập quốc tế, nhưng là lĩnh vực quan trọng chính yếu. Chính hợp tác, liên kết kết hợp với nội lực sẵn có đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho những tổ chức, cá nhân biết nắm bắt. Hợp tác, liên kết giúp các bên tận dụng được lợi thế của nhau, bù đắp những điểm yếu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển và hơn thế nữa là chủ động hội nhập, hội nhập thành công hơn trong xu hướng toàn cầu hóa.
       Đối với các viện nghiên cứu, hợp tác quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng trong việc nâng cao năng lực từ những hỗ trợ kĩ thuật và chia sẻ kinh nghiệm của các đối tác. Các đối tác quốc tế có thế mạnh mà chúng ta không có như kinh nghiệm trong nghiên cứu bài bản, nắm rõ các chuẩn mực về nghiên cứu và khoa học quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng hỗ trợ tài chính và rất nhiều nguồn lực khác. Chúng ta lại có thế mạnh đặc biệt trong nghiên cứu cơ sở, nghiên cứu địa phương, đây là những nghiên cứu mà đối tác quốc tế rất cần từ các viện nghiên cứu trong nước. Đối với ngành nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyên môn, uy tín và mối quan hệ rất quan trọng, là công cụ đắc lực cho việc thu hút dự án và liên kết phát triển cùng có lợi.
       Vì vậy, đây cũng là những mảng được ưu tiên phát triển của Viện NCPTDL. Viện NCPTDL có lợi thế am hiểu sâu sắc và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về du lịch Việt Nam, các chuyên gia nghiên cứu được đào tạo bài bản và kinh nghiệm nghiên cứu trong nước phong phú. Tuy vậy, nguồn lực về tài chính và kĩ thuật của Viện vẫn còn hạn chế nên vẫn chưa phát huy được hết các thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện dự án, đào tạo… để xứng tầm với một viện nghiên cứu đầu ngành và đòi hỏi của thị trường. Có thể thấy, cùng với nhu cầu thâm nhập thị trường Việt Nam của các đối tác quốc tế và nâng cao năng lực nghiên cứu và thị trường của Viện là động lực cần thiết cho hợp tác của mỗi bên.
    Thời gian qua, Viện NCPTDL luôn nỗ lực trong hoạt động hợp tác quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình. Mạng lưới đối tác của Viện hiện nay đã rộng khắp từ các tổ chức quốc tế, dự án quốc tế, cơ quan phát triển quốc gia của nước ngoài, tổ chức phi chính phủ… tới các viện nghiên cứu, các trường đại học nước ngoài…
       Nhận thấy, tuy số lượng đối tác tương đối nhiều, nhưng chất lượng của việc hợp tác với các đối tác trên thế giới còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được hết những cơ hội hợp tác với những đối tác đã thiết lập mối quan hệ. Có thể ví dụ ra một số hoạt động mà Viện chưa tham gia hoặc tham gia rất hạn chế như: ít tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế ở nước ngoài, chưa có bài đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài, các tạp chí có uy tín, hạn chế tham gia các khóa, chương trình đào tạo của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, hạn chế thực hiện các dự án quốc tế lớn… Chính vì vậy, Viện NCPTDL tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong tâm thế tương đối bị động dẫn đến hiệu quả hợp tác chưa cao.
       Nhận thấy vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế cũng như những hạn chế, tồn tại trong hoạt động hợp tác quốc tế của Viện NCPTDL, nghiên cứu “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch” được thực hiện.
       2. Mục tiêu nghiên cứu
       Đề tài đặt ra mục tiêu xây dựng hệ thống giải pháp toàn diện, có thể ứng dụng thực tiễn giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Viện NCPT Du lịch trong thời gian tới.
       3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
       Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế của Viện NCPTDL: dự án quốc tế, khóa đào tạo quốc tế, hoạt động đối ngoại, đối tác quốc tế, đội ngũ thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế.
    Phạm vi nghiên cứu: Do đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn và gặp hạn chế về tài liệu nghiên cứu nên phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác quốc tế của Viện NCPTDL tính từ năm 2007 đến nay (những hoạt động từ năm 1988-2006 được liệt kê nhưng không được phân tích rõ).
       4. Nội dung nghiên cứu
       Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo 3 nhóm nội dung chính: tổng quan lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp. Cụ thể thể hiện trong các chương:
       Chương I: Tổng quan về hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
       Chương II: Hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
       Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
       5. Phương pháp nghiên cứu
       Để thực hiện nghiên cứu, đề tài tiếp cận giải quyết vấn đề theo hướng nghiên cứu làm rõ một số vấn đề liên quan đến hợp tác, liên kết quốc tế, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam. Nghiên cứu hiện trạng công tác hợp tác quốc tế của Viện NCPTDL. Trên cơ sở đó đề tài phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và phân tích các yếu tố nội tại và ngoại vi ảnh hưởng đến hoạt động HTQT của Viện. Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động HTQT của Viện NCPTDL.
       Một số phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài:
       – Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác, liên kết quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, khoa học công nghệ; các văn bản hợp tác, ký kết, cam kết hợp tác quốc tế liên quan đến phát triển du lịch và nghiên cứu KHCN.
       – Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá bằng SWOT, ma trận SWOT mở rộng.
       – Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Điều tra phỏng vấn Lãnh đạo, cán bộ của Viện, của các đối tác để đi tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu, nội dung, lĩnh vực, phương án hợp tác. Phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác quốc trên các lĩnh vực, đặc biệt là về du lịch.
       – Phương pháp chuyên gia: tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực về các vấn đề đang nghiên cứu.

      Toàn văn Báo cáo tổng hợp đề tài:

    Bài cùng chuyên mục