Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Vùng đồng bằng sông Cửu Long

       Đây là vấn đề cấp thiết được đặt ra trong bối cảnh du lịch Vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng; lượng khách quốc tế đến khu vực còn hạn chế, thời gian lưu trú ngắn; sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp, sức cạnh tranh chưa cao, giao thông kết nối điểm đến còn khó khăn, đầu tư chưa tới, nhân lực thiếu chuyên nghiệp, tiếp thị điểm đến nhỏ lẻ…

       Nối tiếp cuộc họp ngày 06/8/2014 tại Hà Nội, với mục đích lấy ý kiến từ đông đảo các đơn vị liên quan, Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo tham vấn lần hai về hai dự thảo: Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và thành lập Ban điều phối (BĐP) phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP. Hồ Chí Minh ngày 16/8/2014. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn trực tiếp chủ trì Hội thảo.

    HTĐBSCL

       Tham dự Hội thảo có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Quốc Hưng, Quyền Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Lê Văn Hùng; đại diện các vụ trực thuộc Bộ VHTTDL, Phó chủ tịch UBND các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Cà Mau; Giám đốc Sở VHTTDL TP. HCM, Giám đốc 13 Sở VHTTDL các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Du lịch Vùng.

       Tại Hội thảo, PGS.TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – đơn vị chủ trì lập đề án khẳng định các hoạt động trải nghiệm sông nước của cộng đồng ở hạ nguồn sông Mê Kông với lối sống và văn hóa của cộng đồng sông nước cũng như phương thức canh tác nông nghiệp vùng ven sông; khám phá sinh cảnh của vùng ngập nước và biển, đảo cũng như sông Vàm Cỏ là những điểm “đặc thù” của vùng ĐBSCL. Sau khi nghe PGS.TS Phạm Trung Lương báo cáo dự thảo 02 đề án, đa phần các đại biểu đều đồng thuận với nội dung dự thảo đồng thời để giải quyết những băn khoăn đặt ra đối với việc thành lập ban điều phối tại cuộc họp ngày 06/8, các đại biểu cho rằng một thành viên của Bộ VHTTDL làm trưởng ban cùng có sự tham gia của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các thành viên của Tổng cục du lịch, văn phòng của Ban này sẽ do Cục công tác phía Nam Bộ VHTTDL bố trí là phù hợp nhất. Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề cập đến các loại hình du lịch riêng có của địa phương và đề xuất nâng lên thành sản phẩm đặc thù của khu vực; vấn đề liên kết phát triển sản phẩm du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm du lịch ĐBSCL trong những cái chung cũng cần phải có những nét riêng, đặc sắc của địa phương, đặc biệt, quảng bá phải có điểm nhấn, đối với từng đối tượng khách cần phải có kế hoạch quảng bá cụ thể….

       Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giá cao kết quả nghiên cứu để thành lập các đề án của Viện NCPTDL, ghi nhận những ý kiến thiết thực của các đại biểu. Thứ trưởng cho biết Bộ VHTTDL và TCDL có quyết tâm rất lớn trong việc thúc đẩy du lịch Vùng ĐBSCL phát triển.

     

       

     

       

     

    Bài cùng chuyên mục