Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch tổ chức lấy ý kiến về đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long

       Ngày 06/8/2014, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội thảo tham vấn, thu thập ý kiến về đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn trực tiếp chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL, đơn vị của Tổng cục Du lịch, Lãnh đạo 13 Sở VHTTDL vùng đồng bằng sông Cửu Long, đại diện hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, hiệp hội Du lịch ĐBSCL, đại diện các doanh nghiệp du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

    SPĐT ĐBSCL

    Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng du lịch phong phú với hệ thống sông nước, miệt vườn, đa dạng sinh học cao. Tuy vậy thì đến nay sự phát triển du lịch tại vùng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm du lịch còn nhiều trùng lặp, tính liên kết chưa chặt chẽ giữa các địa phương.    

    Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc chương trình hành động quốc gia năm 2014. Nhận nhiệm vụ từ Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn, được sự chỉ đạo của Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã chủ trì soạn thảo đề án này. Sau khi nghe Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch báo cáo kết quả nghiên cứu, trình bày những nội dung then chốt của đề án như các định hướng chung và cụ thể phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL, các tuyến trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc thù, thành lập Ban điều phối phát triển du lịch Vùng. Về cơ bản, các đại biểu là lãnh đạo các Sở VHTTDL các tỉnh vùng ĐBSCL nhất trí, đánh giá cao nội dung đề án. Nhiều ý kiến đều cho rằng đề án đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết từ thực tế và sự mong đợi của các địa phương trong vùng khi làm rõ được thực trạng phát triển sản phẩm du lịch và đề xuất được rõ nét các sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long sát với những lợi thế chính của vùng. Một trong những nội dung quan trọng của đề án giúp việc thực thi hiệu quả phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là việc xuất thành lập Ban điều phối phát triển du lịch vùng để liên kết các địa phương và điều phối việc tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng của vùng. Các đại biểu đã tập trung thảo luận về mô hình Ban điều phối, cơ cấu, cách thức tổ chức hoạt động của Ban điều phối. Mô hình Ban điều phối phát triển du lịch vùng ĐBSCL khi được triển khai trong thực tế sẽ có thể tiếp tục được nhân rộng tại các vùng du lịch khác được xác định tại Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để từng bước thực hiện các giải pháp của Chiến lược đã đặt ra về phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch. Tiếp thu những ý kiến đóng góp tại Hội thảo, Viện NCPTDL – Tổng cục DL sẽ sớm tổ chức đoàn khảo sát, tọa đàm cùng lãnh đạo các tỉnh, doanh nghiệp du lịch Vùng ĐBSCL để hoàn thiện đề án, thống nhất các phương pháp thực hiện và trình Bộ VHTTDL phê duyệt để sớm đi vào triển khai thực hiện.

       

    Bài cùng chuyên mục