Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Vận dụng công thức của A.M. Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain để áp dụng tính toán sức chứa cho các khu du lịch sinh thái ở Việt Nam.

                   Trong mấy năm gần đây, du lịch quốc tế đến tham quan du lịch Việt Nam đã có sự phát triển vược bậc về số lượng khách, thành phần, độ dài tham quan, số lượng điểm tham quan và mức độ chi tiêu. Ở trong nước, nhờ chính chính sách đổi mới và hội nhập nên điều kiện thu nhập đã góp phần nâng cao đời sống một bộ phận lớn người dân trong nước tạo đà gia tăng số lượng khách du lịch tham quan nghĩ dưỡng, lễ hội và tâm linh… Khi nghiên cứu về động cơ mục đích tham quan của khách du lịch đã có chuyến hướng nhu cầu đi du lịch đã kéo theo điểm đến của khách thay đổi theo ví dụ, trong những năm thập niên của thế kỷ trước khách du lịch chủ yếu đi tham quan di tích lịch sử, đền chùa, miếu mạo, các công trình kiến trúc thuộc về tài nguyên du lịch nhân văn; nhưng mấy năm gần đây, động cơ mục đích đi du lịch của khách đã có thay đổi về số lượng khách đoàn và khách lẻ đã chuyển hướng đi tham quan du lịch các cảnh đẹp thiên nhiên hoặc là tìm hiểu sự biến động và thay đổi kỳ diệu của thế giới động thực vật tại các khu vực có tài nguyên thiên nhiên hoang dã như các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu sinh quyển…

    Sự gia tăng số lượng khách đến các khu vực này đã góp phần mang lại nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội cho một số khu vực vốn xưa nay con người và hệ sinh thái ít có điều kiện giao lưu với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng khách và thời gian lưu lại cũng đăng đặt ra nhiều vấn đề trăn trở và tính toán của các nhà quản lý, các nhà kinh doanh với vấn đề bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường, vấn đề áp lực của khách du lịch đối với hệ sinh thái … Vì vậy, vấn đề đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu là làm thế nào đó để kết hợp lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia, thu hút khách và làm thỏa mãn nhu cầu khách, lợi nhuận với việc tránh được tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên- đó là việc tính toán sức chứa cho việc khai thác tài nguyên tự nhiên vào phát triển du lịch tại các các khu điểm du lịch có tiềm năng tài nguyên thiên nhiên .

    Hai nhà nghiên cứu A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain đã đưa ra các công thức tính toán về khả năng tải vật lý, khả năng tải thực tế…từ đó chúng ta có thể vận dụng công thức tính toán này vào tính toán sức chứa cho các khu du lịch sinh thái và có tính sáng tạo hơn.

    1-Công thức tính toán chung của hai nhà nghiên cứu:

    – Khả năng chiụ tải vật lý (PCC- Physical carrying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại một khu, điểm du lịch tham quan trong một giới hạn thời gian được xác định trước.

    PCC = A .D.Rf (1)

    Trong đó A là diện tích của khu vực, điểm tham quan dự kiến.

    D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay nói cách khác là mật độ khách được đáp ứng trên một m2

    Rf Số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày.

    Thường Rf được tính bằng số thời gian được phép lưu lại điểm, khu vực tham quan/ số thời gian khách lưu lại tham quan tại điểm đó.

    Rf = T cp/ Ttq (2)

    Trong đó Tcp là thời gian cho phép tham quan.

    Ttq là thời gian khách lưu lại tham quan.

    ví dụ: Tại Vườn bách thú mở cửa 8 h trong ngày, đoàn khách A đến tham quan dự kiến là 2 h thì Rf = 4.

    Ghi chú: Đối với diện tích thường được xem xét trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi đối tượng tài nguyên mà khách du lịch tham quan du lịch như một khu vườn, một nơi nuôi động vật hoặc khu vực sinh sống của thực vật, có thể là một khu vực để tổ chức các cuộc vui chơi giải trí.

    Rf ( Rotation factor) được xác định bởi thời gian cho phép cho số lượng khách tối đa tham quan và thời gian lưu lại của khách tại điểm tham quan.

    – Hiệu quả chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tình hình khu vực của các nhà quản lý nhưng đạt được sự thỏa mãn dộng cơ mục đích và nhu cầu đi tham quan của khách du lịch.

    Công thức được tinh như sau:

    ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- …- Cfn. (3).

    Trong đó: Cfi (Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để khỏi tác động đến khu vực thường được áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính theo tỷ lệ phần trăm. Vì vây, có thể viết lại như sau:

    ERCC=PCC . ((100- Cf1)/ 100). ((100- Cf2)/100)…((100- Cfn)/100) (4)

    Hệ số giới hạn được tinh

    Cfi =Mi/Mt

    trong đó Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan.

    Trong thực tế chỉ số giới hạn Cf1 thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các tài nguyên tại khu vực điểm tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội con người cuộc sống phong tục tập quán, nhận thức tại khu vực..Tuy nhiên, trong số trường hợp có thể định hình tính toán các yếu tố bất lợi cho việc phát triển du lịch và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

    2- Một số hệ số giới hạn thường gặp trong hoạt động của khách du lịch tại các khu du lịch sinh thái.

    Trong hoạt động kinh doanh du lịch yếu tố quan trọng an toàn cho khách du lịch và bảo tồn bảo vệ hệ sinh thái có vị trí quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý cũng như kinh doanh du lịch. Như chúng ta đều biết, các khu du lịch sinh thái chỉ có ở những khu vực rừng núi hoang dã, là nơi thường xuyên xẩy ra mưa, bão lụt và thời tiết bất thường và khắc nghiệt hơn vùng nông thôn và đồng bằng, điều kiện đi đến lại khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng và công tác đầu tư, quản lý của Nhà nước còn hạn chế. Khu vực này đòi hỏi cao về yếu tố bảo tồn và bảo vệ đối với hệ sinh thái trước sự tác động của con người trong đó có khách du lịch. Vì vậy hệ số giới hạn thường xẩy ra trong các trường hợp sau.

    – Hệ số giới hạn về thời tiết.

    + Hệ số giới hạn về mưa bão trong năm thường xẩy ra tại các khu vực làm cản trở hoạy động đến khách du lịch tham quan, ví dụ khu vực miền trung thường có 2 tháng có yếu tố này nên M về thời tiết là 30 ngày .2 tháng = 60 ngày.

    + Hệ số giới hạn về độ dài rét, mưa phùn và gió bắc. ảnh hưởng đến độ quan sát, ẩm ướt gây khó chịu…ở miền Bắc thường ra tết kéo dài 2-3 tháng..

    + Hệ số giới hạn về giờ nắng trong năm gây ra khó chịu cho khách như mùa gió Lào của khu vực miền trung kéo dài 3 tháng hè..

    – Hệ số giới hạn về môi trường.

    + Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác thải, nước thải trong thời gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách.

    + Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các động cơ ô tô, xe máy, động cơ thuyền hay đám đông gây ảnh hưởng đến nhu cầu khách, yếu tố hệ số này thường được xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỷ lệ phần trăm người không tán thành được hỏi so với số người được điều tra.

    + Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây nguy hiểm cho khách tham quan tại các điểm du lịch sinh thái thường được xác định số vụ xẩy trong thời gian nhất định tháng hoặc năm.

    + Hệ số chất lượng nguồn nước bao gồm nước sinh hoạt, nước biển… hệ số này được xác định thông qua số lượng thời gian quan trắc các thành phần đảm bảo TCVN không.

    -Hệ số giới hạn về mức độ an toàn cho du khách. Hệ số giới hạn được xác định trên cơ sở tỷ lệ % mức độ rỉu ro thường xẩy ra đối với số lượng khách hoặc số ngày rủi ro xẩy ra đối với số ngày trong năm.

    – Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Được xác định số lượng thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm.

    – Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng: Về độ dốc đường đi cho khách du lịch đảm bảo an toàn giao thông đi lại theo quy định độ dốc trên 10 độ là ảnh hưởng đến khách du lịch, tỷ lệ phần % số km đường đi lại khó khăn so với km khách đi du lịch đi lại trong khu vực sinh thái; số ngày có điện năng; còn đối với cơ sở hạ tầng khác như cấp điện, nước, vệ sinh.. do chưa có quy định tiêu chuẩn nên có thể dựa vào tỷ lệ % để tính hệ số giới hạn hoặc có thể thông qua công tác điều tra XHH để tính % giữa số người tán thành với số người được hỏi ý kiến.

    – Hệ số giới hạn đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như đánh giá về cơ sở lưu trú, vui chới giải trí, phương tiện giao thông thì cách tính thông quađiều tra XHH để tính % giữa số người tán thành với số người được hỏi ý kiến làm cơ sở cho hệ số giới hạn.

    – Hệ số giới hạn về nâng lực quản lý. Bao gồm công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.. thì được tính tỷ lệ trung bình có toàn bộ năng lực quản lý cho một khu du lịch sinh thái.

    4- Các phương pháp áp dụng thường gặp trong các hoạt động du lịch tại các khu du lịch sinh thái.

    Ví dụ 1: Tính khả năng sức chứa tối đa số lượng khách đến tham quan hệ thống hang động sử dụng phương tiện thuyền đò. Giả thiết bắt buộc tính số lượng khách tham quan trong hang động đảm bảo sức chứa, vừa thõa mãn nhu cầu khách và mức độ an toàn. Sự vận dụng công thức chung cần có các thông số bổ sung để làm cơ sở cho việc tính toán.

    Lấy động Tam Cốc Bích động (Hoa Lư- Ninh Bình) chứng minh.

    – Động tam Cốc có ba hang ( hang Cả, hang Hai, hang Ba) chiều dài 3000 m

    – Khoảng cách chổ đón tiếp của Ban quản lý đến bến là 200 m

    – Chiều dài của đò là 3-5 m

    – Theo quy định của Ban quản lý thì khoảng cách đảm bảo an toàn giữa các thuyền là 3 m, khoảng cách hai người ngồi rên thuyền là 1 m, số lượng khách tối đa ngồi trên thuyền là 5 người bao gồm cá hướng dẫn viên.

    – Thời gian tham quan tối đa cho một hành trình là 4 giờ.

    – Thời gian tham quan tại khu vực quy định là 8 tiếng

    Yêu cầu của bài toán là:

    a- cho biết số lượng thuyền trong ngày sử dụng tối đa phục vụ và sức chứa tối đa mà động Tam Cốc tiếp nhận khách là bao nhiêu ? vừa đủu đảm bảo an toàn, bảo tồn tài nguyên và hoat động kinh doanh có hiệu quả

    + Nếu ta gọi bất kỳ x là biến số số lượng đò tối đa đi trong động Tam Cốc là

    x.5 +( x-1). 3 = 3000m suy ra x= 375,4 đò.

    + Nếu gọi y là số nhóm người đi tham quan mỗi nhóm gồm 5 người ngồi trên 01 đò có thể cho phép đi tham quan an toàn tại động Tam Cốc. Theo giả thiết chiều dài cuộc tham quan từ Ban quản lý đến hết 3 hang là 3200 m ta có

    y. 5 + (y-1).3 = 3200 m suy ra y = 400,4 đoàn

    + Thời gian quy định 8 tiếng, mỗi lần tham quan là 4 tiếng nên số lượt người tham quan là 2 lượt, ta có số lượt người tham quan tối đa tai Tam Cốc là

    PCC = (x +y).5.2 = (375 + 400).10 = 7750 người.

    Như vậy số lượng khách tối đa cho phép tham quan Tam Cốc là 7750 khách du lịch cho 01 ngày.

    b- Xem xét các Hệ số giới hạn để tính toán giá trị sức chứa thực tế của động Tam Cốc.

    Các yếu tố gíới hạn ( mang tính giả thiết) gồm:

    +Hệ số giới hạn về thời tiết (Cf1)

    Tại khu vực này có 2 tháng bão lụt khách không thể vào tham quan động vì nước to thuyền không đi vào hang, nên yếu tố thời tiết đươc cho là yếu tố giới hạn; nên ta có M1 = 60 ngày (02 tháng), Mt = 365 ngày vậy

    Cf1 =60/365 =0,164 =16,4%.

    + Hệ số giới hạn trời nắng (Cf2) tại Hoa Lư vào tháng 5,6 ảnh hưởng đến khách từ 12-14 h đây là yếu tố giới hạn ta có M1 là 180 h, Mt là 2160 h vậy

    Cf2 =180/2160=0,833 =8,33 %.

    + Hệ số giới hạn an toàn về dịch vụ đò vận chuyển khách. Theo quy định trên 01 đò chỉ có tối đa là 4 khách và 01 hướng dẫn. Nếu số lượng người vượt quá quy định trên 4 người thì dẫn đến phạm vi giới hạn an toàn cho 01 đò là M1 =1, Mt =4 ta có Cf3=1/4=2,5%.

    ERCC TC =PCC. ((100- Cf1)/100). ((100- Cf2)/100).((100- Cf3)/100) = 7750 . 84,6 . 83,56 . 97,5 = 5341 người cho 01 ngày

    Vậy khả năng tải thực của động Tam Cốc -Hoa Lư là 5341 lượt người tham quan cho 01 ngày. Ngoài ra có thể xem xét thêm hệ giới hạn về năng lực quản lý, tiếng ồn và môi trường…để tính sức chứa thực của Tam Cốc

    Ví dụ 2- Trong khu vực Tam Cốc- Bích động có thung Nham là khu du lịch sinh thái có nhiều chim thú cư ngụ lại có trong chương trình tham quan của khách. Vậy cần phải tính toán sức chứa như sau.

    Giả thiết tại Thung Nham có

    -Độ dài tham quan là 1000m

    – Số lượng khách tối đa để đảm bảo không gây xáo trộn cư ngụ của chim cho 01 nhóm là 10 người, khoảng cách từng người trong nhóm là 1 m, khoảng cách các nhóm trong khu vực là 20 m, thời gian tham quan là 6 tiếng và thời gian đón khách là 8 tiếng.

    a-Yêu cầu tính toán số lượng nhóm tham quan.

    Nếu gọi x là số nhóm tham quan ta có

    x.10 +(x-1).20 =1000 suy ra x = 34 nhóm khách tham quan cho phép đến khu du lịch sinh thái thung Nham.

    Mỗi khách chỉ có thể đi 01 lần trong khu sinh thái vây Rf =1.

    Vậy PCC = 34.10.1 = 340 lượt người tham quan cho 01 ngày tại khu du lịch sinh thái.

    b- Xác định khả năng tải thực tại thung Nham.

    Xác định các Hệ số giới hạn. Giả thiết các yếu tổ giới hạn tại đây bao gồm: Thời tiết nắng nóng, bão lụt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái là loài chim cư ngụ, đường xá khó khăn. Sau đây các chỉ số Cfi

    + Hệ số giới hạn về bão lụt tại thung Nham (Cf1) thường xẩy ra tháng 7,8,9 mưa to gây lụt trong các hang suối gây khó khắn đi lại cho khách ta có:

    M1 là 90 ngày ( tháng 7,8,9), Mt là 365 ngày do đó Cf1 =90/365=24,65%

    + Hệ số giớ hạn về nắng (Cf2). Tháng 6,7 nắng nhất vào 4 tiếng từ 11-14 h gây khó khăn cho việc tham quan và quan sát chim ta có

    M1 là 60 ngày .4 tiếng = 240 giờ, Mt = 180 (6 tháng mùa nắng) x 12 h = 2160 ngày do đó Cf2 =240/2160 =1,11%

    + Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến cư trú của các loài chim trong khu sinh thái (Cf3). Giả sử chim về KST từ 16 đến sáng hôm sau, sau đó chim đi tìm mồi. Vậy M1= 12, Mt =24 tiếng Vây Cf3=12/24 =5%

    + Hệ số về giới hạn đường đi khó khăn nguy hiểm cho khách (Cf4). Vì trong khu vực này đường dốc qua núi Tướng khoảng 35 độ dốc hơn 10độ theo quy định độ an toàn cho nên Cf4 =35%

    Vậy sức chứa thực tế thung Nham là

    ERCC= 340 .75,35%.98,89%.95%.65% = 156 lượt khách du lịch trong 01 ngày tổ chc]s tham quan.

    Trên đây là nhưng vấn đề cơ bản nhằm tham khảo để góp phần tính toán sức chứa tại các khu du lịch gắn liền với sinh thái với mục đích phát triển du lịch và bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường cung cấp cho các nhà nghiên cứu.
     
     
    Tài liệu tham khảo.

    (1). A.M. Cifuentes. Determination de Capaccidad de Carge Turistica en Areas Prategidas CATIE- 1992.

    H.Ceballos-Lascurain Tourism, Ecotourism and protected areas,Switezland and Cambridge UK 1996.

    Vấn đề sức chịu tải của Hội khoa học trái Đất

    Bài cùng chuyên mục