Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Tuyên Bố Chung – Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20: Thúc đẩy đóng góp của Du lịch cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)

    Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế EXPO Nhật Bản 2019 được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản từ ngày 23-27/10/2019, Hiệp hội Du lịch và Lữ hành Nhật Bản (JTTA), Hiệp hội công ty du lịch Nhật Bản (JATA) và Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO) đã phối hợp với Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) tổ chức Tọa đàm Bộ trưởng Du lịch lần thứ 3 tại Osaka vào ngày 24/10/2019 với chủ đề: “Tạo sức bật cho cộng đồng: Con người và văn hóa”. Tiếp đó, từ ngày 25-27/10/2019, Đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tiếp tục tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 được tổ chức tại Kutchan, Nhật Bản. Tọa đàm Hội nghị Bộ trưởng Du lịch lần này quan tâm đến việc đóng góp của lữ hành, du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa với các cộng đồng địa phương. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch xin gửi quý độc giả toàn văn Tuyên Bố Chung – Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 tại Kutchan, Hokkaido, Nhật Bản với chủ đề “Thúc đẩy đóng góp của Du lịch cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)”.

    Chúng tôi, Các bộ trưởng Du lịch và Trưởng đoàn của Hội nghị G20, dưới sự chủ trì của Nhật Bản, chủ tịch G20, cùng với các đại diện tham dự tại Hội nghị tại Kutchan, Hokkaido, Nhật Bản vào ngày 26 tháng 10 năm 2019.

    Đã ghi nhận rằng,

    1. Du lịch chiếm khoảng 10,4% GDP toàn cầu với những tác động mang tính trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa và khoảng 9% GDP của các nước thành viên G20 (theo Hiệp hội Du lịch và Lữ hành toàn cầu (WTTC), 2019.

    2. Du lịch là một trong những nền kinh tế phát triển và có tính phục hồi cao nhất, dự báo cho rằng du lịch sẽ đạt được tăng trưởng ổn định trong các năm tới, đạt 1.4 tỉ khách du lịch vào năm 2018 lên đến 1,8 tỉ vào năm 2030 (theo thống kê của UNWTO).

    3. Xuất khẩu toàn cầu từ du lịch quốc tế bao gồm vận chuyển hành khách đạt 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2018, chiếm 7 % lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu toàn cầu cũng như 25% giá trị dịch vụ xuất khẩu các ngành dịch vụ toàn cầu đã tạo ra 1,2 nghìn tỷ đô la xuất khẩu tại các nền kinh tế thành viên G20 và 6% tổng thương mại quốc tế của các nước G20 (theo thống kê của UNWTO).

    4. Xuất khẩu du lịch tạo ra tác động mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế thành viên, so với xuất khẩu nói chung; tính trung bình, trên khắp các quốc gia, cứ 1 đô la xuất khẩu du lịch (không kể chi phí của người định cư) tạo ra 89 xu giá trị gia tăng trong nước và 11 xu giá trị gia tăng nước ngoài (OECD, 2019).

    5. Du lịch là một trong những ngành chính đóng góp vào hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế – xã hội.

    6. Du lịch là một ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động, trong đó cứ 10 công việc sẽ có 1 công việc liên quan đến du lịch, tương đương khoảng 319 triệu việc làm (các công việc đem lại tác động trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa) (WTTC, 2019) và tạo ra 6% việc làm trực tiếp trong các nền kinh tế G20 (UNWTO, 2019).

    7. Du lịch tạo ra công việc cho tất cả mọi người mọi lứa tuổi và trình độ, không chỉ trong ngành nói riêng mà xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị trong các lĩnh vực khác bao gồm nông nghiệp , xây dựng, sản xuất, bán lẻ, đồ thủ công, nền công nghiệp sáng tạo và văn hóa, dịch vụ tài chính, công nghệ, thông tin.

    8. Một công việc trong lĩnh vực du lịch được cho là tạo nên 1,5 công việc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong các ngành khác (ILO, 2017) và ngành du lịch tạo ra tỷ lệ cao hơn phụ nữ có việc làm và có phụ nữ quản lý doanh nghiệp chiếm cao hơn bất kỳ ngành nào khác trong toàn bộ nền kinh tế.

    9. Sự tăng trưởng của du lịch cũng tạo nên những thách thức lớn về vấn đề bảo tồn và cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sự ảnh hưởng tới môi trường và khí hậu, đa dạng sinh học, tác động văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, đi lại, điều kiện làm việc và an ninh trong thị trường, quản lý tắc nghẽn và quan hệ với cộng đồng địa phương.

    10. Du lịch đóng vai trò quan trọng đối với Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) bao gồm Mục tiêu số 8: “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế và việc làm ổn định”, Mục tiêu số 12 “Sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm”, Mục tiêu số 14 “Cuộc sống dưới nước” và với vị thế là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đóng góp cho cả 17 mục tiêu phát triển bền vững.

    11. Du lịch là một động lực để hòa nhập xã hội với tiềm năng có thể thúc đẩy việc làm và trao quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi rủi ro kinh tế và xã hội để phát triển kinh tế, nhưng không giới hạn ở phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật, người di cư, người dân bản địa, dân tộc thiểu số, và dân cư nông thôn.

    12. Du lịch là một lĩnh vực được hình thành chủ yếu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với ít rào cản gia nhập, tạo cơ hội lớn cho tài năng doanh nhân trẻ và doanh nhân nữ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị;

    13. sự phân bổ địa lý của du lịch thúc đẩy tạo việc làm và tinh thần kinh doanh, hỗ trợ việc làm ở khu vực nông thôn và phát triển khu vực;

    14. chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới đã thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập du lịch, tạo cơ hội mới để tiếp cận thị trường, hiệu quả hoạt động, tạo việc làm và khởi nghiệp trong khi đó cũng đưa ra một số thách thức, đặc biệt là về khoảng thiếu hụt kỹ năng, thị trường lao động địa phương hoặc hạn chế đầu tư ;

    15. công nghệ mới trong lĩnh vực di động và phát triển đô thị có khả năng đóng góp đáng kể vào tăng cường khả năng linh hoạt của cả khách du lịch và người dân, nâng cao trải nghiệm, khả năng tiếp cận và chất lượng cuộc sống nói chung.

    Xem xét,

    16. mục tiêu chính của G20 để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng

    17. mục tiêu của năm Chủ tịch G20 của Nhật Bản đối với việc dẫn dắt Tăng trưởng kinh tế toàn cầu bằng cách thúc đẩy thương mại tự do và đổi mới, đạt được cả tăng trưởng kinh tế và giảm chênh lệch, và đóng góp vào chương trình nghị sự phát triển và các vấn đề toàn cầu khác với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cũng như các giá trị cốt lõi của các mục tiêu và thúc đẩy một xã hội tự do và cởi mở, toàn diện và bền vững, “lấy con người làm trung tâm”;

    18. Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc 70/1 ngày 25 tháng 9 năm 2015 về Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs);

    và Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20 tại Osaka, trong đó khẳng định rằng các thành viên G20 sẽ làm việc để tối đa hóa sự đóng góp của ngành du lịch trong việc làm, kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển toàn diện và bền vững, Bộ trưởng Du lịch của các nước thành viên G20 đồng ý hướng tới:

    – Phát huy tối đa sự đóng góp của du lịch cho Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs),

    – Quản lý du lịch vì lợi ích của du khách và cộng đồng địa phương, và

    – Nâng cao vai trò của đổi mới và tận dụng tốt việc chuyển đổi kỹ thuật số để thúc đẩy du lịch bền vững, bằng cách:

    19. thúc đẩy các nỗ lực, ở mỗi quốc gia, về vấn đề du lịch trong Tuyên bố chung của các  lãnh đạo G20 tại Osaka;

    20. thúc đẩy du lịch để có thể đóng góp cho 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đưa du lịch vào các chương trình nghị sự quốc gia và các quy trình liên quan đến việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs);

    21. khuyến khích công việc chung của UNWTO và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về việc phát triển bộ công cụ để đánh giá sự đóng góp của du lịch cho Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), và hy vọng rằng bộ công cụ này sẽ được hoàn thành và sử dụng rộng rãi từ năm tới;

    22. dựa trên Tầm nhìn Đại dương xanh Osaka, nỗ lực để bảo vệ các điểm đến du lịch và cộng đồng địa phương thông qua Khung hành động G20 loại bỏ xả rác thải nhựa ra biển;

    23. hoan nghênh các báo cáo về trao quyền cho phụ nữ thông qua du lịch của các tổ chức quốc tế như UNWTO, Ngân hàng Thế giới và WTTC, và khích lệ hành động sáng kiến ​​của mỗi quốc gia dựa trên thỏa thuận trao quyền cho phụ nữ trong Tuyên bố của Lãnh đạo G20 Osaka, đề cập đến các hành động liên quan (Phụ lục 1);

    24. khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan dựa trên Nguyên tắc G20 về Đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng;

    25. tăng cường khả năng phục hồi của du lịch tại các quốc gia thành viên G20 thông qua hợp tác quốc tế và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất để phục hồi sau các thảm họa tự nhiên và nhân tạo và các cú sốc bên ngoài; và hoan nghênh Sáng kiến ​​Quản lý và Phục hồi Khủng hoảng (Phụ lục 2) liên quan đến thiên tai trong lĩnh vực du lịch;

    26. thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực công-tư và thúc đẩy các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nhân và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững;

    27. khuyến khích du lịch có trách nhiệm trong đó mọi người trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa độc đáo ở các vùng địa phương và thúc đẩy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương để bảo vệ thiên nhiên và văn hóa, và khuyến khích du khách thăm nhiều điểm đến đa dạng để hồi sinh nền kinh tế địa phương;

    28. các chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, tạo điều kiện cho sự đổi mới và thúc đẩy tạo ra các doanh nghiệp bền vững và việc làm tốt, bao gồm cả phụ nữ và thanh niên, và thúc đẩy hợp tác đào tạo nghề du lịch;

    29. tận dụng triệt để chuyển đổi kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm của khách, thông tin thị trường và truy cập cũng như thu thập và chia sẻ dữ liệu, để thúc đẩy sự an toàn và bảo mật và tạo thuận lợi cho du lịch, để thúc đẩy quản lý khách truy cập hiệu quả và hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm sự tiếp thu của họ về công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính;

    30. khuyến khích những nỗ lực giới thiệu sáng kiến ​​Hướng tới Khung thống kê đo lường du lịch bền vững (MST) do UNWTO khởi xướng, và thúc đẩy đo lường du lịch bền vững thông qua các tiêu chuẩn quốc tế và sử dụng các công nghệ mới để giám sát và đo lường tác động của du lịch và đảm bảo chính sách dựa trên bằng chứng và ra quyết định, lập kế hoạch và quản lý điểm đến;

    31. thiết lập các điều kiện tạo khuôn khổ thuận lợi cho môi trường kinh doanh hiệu quả, kích thích đổi mới và khởi nghiệp và tạo mạng lưới bằng cách liên kết các công ty khởi nghiệp, các công ty lớn, nhà đầu tư và chính phủ theo chuỗi giá trị du lịch;

    32. kiến nghị với các nhà lãnh đạo G20 việc thể chế hóa Hội nghị Bộ trưởng Du lịch với ý nghĩa như Hội nghị Bộ trưởng G20 chính thức để phát huy tối đa tiềm năng của du lịch nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, khả năng phục hồi, hòa nhập và bền vững; và,

    33. thúc đẩy các sáng kiến ​​bao trùm này thông qua sự tham gia của quốc gia thành viên G20 và UNWTO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Lao động Quốc tế ILO và các tổ chức khác để đạt được các mục tiêu này.

    Các quốc gia thành viên G20 bày tỏ sự đánh giá cao với Chính phủ Nhật Bản đã dẫn dắt quá trình thúc đẩy đưa chương trình nghị sự du lịch vào khuôn khổ G20 và trân trọng Ả Rập Xê Út đã có lời mời tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vào năm 2020.

    Kutchan, Hokkaido, tháng 10 năm 2019

    Bài cùng chuyên mục