Vận dụng nguyên tắc LOBBY trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh khách du lịch OUTBOUND nói riêng.
Một số nước có nên kinh tế thị trường phát triển đã vận dụng nhiều công cụ, nguyên tắc kinh tế để đạt mục đích hiệu quả kinh doanh và được pháp luật thừa nhận, một trong những vấn đề đó là LOBBY. Vấn đề này, đối với Việt Nam phần nào đã có manh nha, nhưng trên thực tế chưa thể vận dụng được vì chưa có quy định bằng văn bản pháp luật. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập thị trường quốc tế thì vấn đề đó có muốn hay không thì cũng phải chấp nhận khi làm việc với đối tác. Vì vậy việc nghiên cứu các nguyên tắc LOBBY là một sự cần thiết đối với ngành du lịch
Phần 1; Một số vấn đề cơ bản về LOBBY và LOBBYIST.
Trong tiếng Anh từ LOBBY có nghĩa là hành lang của một toà nhà quốc hội của một quốc gia nào đó; trong một khách sạn hay một toà nhà lớn thì từ LOBBY là tiền sảnh tầng 1 của toà nhà là nơi để khách chờ đợi để làm thủ tục làm việc hay xuất nhập vào khách sạn. Nhưng từ LOBBY còn có nghĩa bóng nữa mà từ lâu các nước thường áp dụng trong nghiệp vụ kinh doanh; nước áp dụng nhiều nhất là Mỹ. Đối với nước Mỹ hoạt động LOBBY được cho là hợp pháp và được quy định bởi luật ví dụ Luật Liên bang ban hành năm 1946 có quy định về hoạt động Lobby; Luật Đăng ký Tác nhân nước ngoài ban hành năm 1938 quy định phạm vi hoạt động Lobby nước ngoài; Đạo luật về Công khai hoá hoạt động Lobby ban hành năm 1995 điều chỉnh các môi quan hệ trong và ngoài nước của Lobbyist nội dung quy định bắt buộc nhưng người hoạt động Lobby phải đăng ký, phải công khai hoá các khách hàng, công khai các nghiệp vụ, đối tác, các cuộc tiếp xúc và tiền công được hưởng từ các dịch vụ…. tại Mỹ phố K- Street tại trung tâm thủ đô Washington D.C được xem là trung tâm hoạt động của các văn phòng, công ty Lobby; nhiều chính trị gia là Nghị sĩ đã từ bỏ chính trị mà chuyển sang hoạt động Lobby; kể từ năm 1998 đến nay có 198 thành viên Quốc hội Mỹ sau khi rời bỏ chính trường đã đăng đàn nghề Lobby- phải chăng đây là nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận mà không cần đầu tư vốn ban đầu hay lấy “nó rán nó “.
Ở một số nước phát triển hoạt động Lobby còn mang tính chính trị- xã hội sâu sắc và có tác động nhất định đến hình thành nên các chính sách đối nội, đối ngoại thậm chí các dự án kinh tế lớn…Đối với nước ta khái niệm LOBBY còn mới trên lý thuyết và chưa có văn bản pháp luật nào thừa nhận đó là hoạt động hợp pháp, công khai và nộp thuế nên chưa có văn phòng, công ty LOBBY như các nước khác trên thế giới.Tuy nhiên loại hình này đã hình thành manh nha Lobby ở nước ta từ lâu trên nhiều góc độ khác nhau và tại nhiều lĩnh vực của xã hội mà thường gọi theo nghĩa đen là chạy “cửa sau”.
Vậy nghiệp vụ LOBBY và Lobbyist là.
Hoạt động LOBBY là sử dụng các phương pháp để tranh thủ vận động những người có chức có quyền, có thế lực để giúp cá nhân, cơ quan, công ty đạt được mục đích nào đó trong kinh tế, chính trị, xã hội…
Như vậy có thể hiệu được hoạt động của LOBBY là hoạt động cung cầu thông tin và người cần thông tin để thực hiện vấn đề nào đó chính là LOBBYIST.
Các thông tin cần được lấy từ những người có uy tín, có vị trí xã hội và danh tính của họ có ảnh hưởng nhất định đối với một vấn đề nào đó. Vì vậy một số nước phát triển, phần lớn Lobbyist là những cựu quan chức, cựu Bộ trưởng, thủ tướng, tướng lĩnh, các cố vấn/ trợ lý của Tổng thống; các dân biểu, thượng nghị sĩ đã từng nắm chức vụ quan trọng trong Quốc hội, chính phủ sau khi về hưu họ đã gia nhập Lobbyist hoặc là các văn phòng, công ty kinh doanh lobby thuê, ký hợp đồng các chính trị gia này dưới dạng hợp đồng chuyên gia hay cố vấn cho từng lĩnh vực nào đó.
Vai trò của Lobbyist có một vai trò quan trọng nhất định đối với nhiều lĩnh vực của một số nước thậm chí có vai trò đối với chính trị, cũng như thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại… Phương thức thực hiện chính của lobbyist là thông qua những mối quan hệ với các chính khách để tạo ra được cái thế chính trị, cái lực ( bao gồm cái thực hoặc ảo) để đạt một vấn đề nào đó- chính là nghiệp vụ của lobby. Vì vậy, trong chính sách của lobby có một nguyên tắc cần phải tuân thủ là để có thế lực cần thiết để đạt các vấn đề cần phải có chiến lược lobby mang tầm cở và đa lĩnh vực hay nói cách khác đầu tư vào lobby là rất tốn kém nhưng đây là giải pháp trong lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả nhất thường là mua được những thông tin hay các hợp đồng ngon nhất, nếu như có được thông tin thông qua lobby thì sẽ tiên đoán được kết quả và chuẩn bị trước được các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao đặc biệt có nhiều cơ hội để thắng đối thủ cạnh tranh trong một vấn đề nào đó.
Đối với Việt Nam, việc vận dụng nguyên tắc lobby trong hoạt động kinh doanh đang bị hạn chế do quan niệm Lobby là một hiện tượng không lành mạnh. Nhưng hiện nay nước ta đã gia nhập WTO hoà nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu nên dù có không muốn vẫn phải tuân theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường trong đó có Lobby. Hiển nhiên, ngành du lịch cũng vậy. Vấn đề này đặt ra cho các nhà hoạch định về chính sách pháp luật cần phải nghiên cứu khi đất nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Phần 2: Vận dụng nguyên tắc Lobby đối với kinh doanh khách du lịch OUTBOUND
Khách du lịch OUTBOUND là người Việt Nam, người nước ngoài học tập công tác tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài theo chương trình du lịch du lịch quốc tế của các công ty du lịch Việt Nam.
Trong mấy năm qua khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng về số lượng khách; mức chi tiêu, ngày lưu trú dài hơn khi tham quan du lịch tại nước ngoài. Điểm lại thị trường tham quan của khách du lịch Việt nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng công, Ma cao …và các nước khối ASEAN; ngoài ra một số công ty đã tổ chức một số đoàn đi các nước Bắc Á, Châu Âu, Úc và châu Mỹ.. nhưng số lượng đoàn còn hạn chế. Qua điều tra sơ bộ cho thấy: Trước năm 2004, số lượng khách Việt Nam đi du lịch Thái Lan, Singapor, Malaisia, Hồng Kông chiếm 65%, nhưng từ năm 2006 tập trung nhiều thị trường Trung Quốc, Singapor, Malaisia; còn đi Thái lan đã giảm hơn so với những năm trước. Số lượng khách đi theo đoàn nhiều nhất tập trung vào khối cơ quan xí nghiệp, công ty liên doanh, bên cạnh đó các đại lý bán hàng cho các hãng cũng được thưởng bằng chuyến đi du lịch nước ngoài thường có số lượng khách đông nhất.
Thường khách du lịch Việt Nam đi theo đoàn cơ quan xí nghiệp… thì nguồn kinh phí được trích từ hiệu quả kinh doanh như tiền thưởng, tiền phúc lợi, lợi nhuận… để lại cho cho nhiều mục đích trong đó có tổ chức cho cán bộ công nhân tổ chức đi du lịch trong và ngoài nước. Nhưng nguồn kinh phí đó thường do thủ trưởng đơn vị bao gồm: Giám đốc, Tổ chức công đoàn là người đại diện cho cán bộ công nhân viên quyết định về mức chi, thời gian và địa điểm tham quan… Vì vậy, để lấy được các đoàn khách du lịch quyết định bới các yếu tố là tranh thủ được các nhân vật trên với chương trình du lịch hấp dẫn, giá cả hợp lý thì mới có thể cạnh tranh được được đoàn; trong thực tế các công ty lữ hành đều có chương trình du lịch, giá cả tương đối giống nhau thập chí chỉ khách nhau tiêu đề và tên công ty. Vậy vấn đề quyết định cạnh tranh thị trường là vận động hành lang ( LOBBY) đối với người quyết định của các cơ quan xí nghiệp công ty.
Bất cứ công ty lữ hành nào có thị trường tiềm năng về khách du lịch OUTBOUND nào đó thì trước đó họ đã có thời gian vận động hành lang tranh thủ được thủ trưởng nơiđơn vị có cán bộ công nhân viên đi du lịch nước ngòai và hàng năm các công ty du lịch phải luôn thực hiện LOBBY đối với nhân vật đó để giữ được thị trường. Nếu có sự thay đổi lãnh đạo tại các cơ quan đó thì công ty lữ hành phải thực hiện lại vận động hành lang với người mới để cạnh tranh.
Đối với công ty lữ hành mới thành lập chưa có thị trường tiềm năng thì cần phải vận dụng nguyên tắc LOBBY để xâm nhập thì trường hoặc cạnh tranh thị trường với các đối thủ tiềm năng. Để tiếp cận được thị trường là phải vận động hành lang để tranh thủ với đối tượng quan trọng trong các cơ quan xí nghiệp là:
Thông qua mối quan hệ quen biết để tiếp cận người quyết định. Nghiên cứu các mối quan hệ của đối tượng để nhờ họ giới thiệu làm quyen; khi tiếp cận được đối tượng thì bắt đầu tranh thủ và vận động họ giúp đỡ.
Thông qua mối quan hệ cấp trên và cấp dưới cùng ngành, cùng lãnh thổ. Vấn đề này áp dụng nguyên tắc thủ trưởng ” chỉ đạo” cấp dưới để tiếp cận ban đầu với đối tượng, sau đó tiến hành vận động hành lang tranh thủ cạnh tranh thị trường.
Thông qua những nhân vật có uy tín, có quyền hoặc thế lực để họ vận động những người quan trọng ưu tiên thị trường cho đơn vị mình. Giải pháp này khó khăn hơn hai giải pháp trên, nhưng nếu thực hiện được thì đảm bảo được thị trường tương đối lâu dài.