Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Phân tích sự tương tác giữa chính sách du lịch với chính sách một số ngành liên quan

       Quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch luôn phải quan tâm đến những chính sách của các ngành/lĩnh vực khác do du lịch là một ngành tổng hợp và luôn phải liên kết đa ngành. Công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách du lịch cần tránh việc đánh giá du lịch như một ngành kinh tế biệt lập mà phải đặt du lịch vào bối cảnh chính sách rộng lớn hơn. Dưới đây là bảng phân tích sự tương tác giữa chính sách du lịch với chính sách một số ngành liên quan:

    Chính sách

    Ảnh hưởng tới du lịch

    Ảnh hưởng của chính sách du lịch đến một số chính sách khác

    Kinh tế

    Các chính sách tài chính (thuế, giá cả, tiêu dùng…) ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư du lịch và “niềm tin” vào kinh tế nói chung và du lịch nói riêng

    Các chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, từ đó ảnh hưởng tới trao đổi ngoại tệ từ du lịch và lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng như khách Việt Nam ra nước ngoài

    Các chính sách về du lịch (ví dụ như marketing) có thể tăng cường nhu cầu kinh tế quốc tế, nguồn thu ngoại tệ và cán cân thanh toán thương mại

    Giao thông  vận tải

    Các chính sách về giao thông vận tải (ví dụ như: sân bay/bến cảng, đường xá, hệ thống giao thông công cộng…) định hình khả năng tiếp cận du lịch và xu hướng đi lại tại các điểm đến, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, thời gian đi lại và sự hài lòng của khách khách du lịch

    Các chính sách giao thông vận tải có thể tạo điều kiện cho sự dịch chuyển sang các phương tiện thân thiện với môi trường, từ đó nâng cao vị thế của điểm đến, phát triển bền vững

    Các chính sách du lịch có thể kích thích hoạt động đi lại và trong một điểm đến hình thành thời vụ du lịch, tác động đến hệ thống GTVT và cơ sở hạ tầng hiện có.

    Ngược lại, các chính sách du lịch cũng có thể hỗ trợ đảm bảo lợi ích kinh tế của hệ thống giao thông vận tải địa phương

    Cơ sở hạ tầng

    Các chính sách về cơ sở hạ tầng (ví dụ như: cấp và thoát nước) có thể hạn chế khả năng đón tiếp du khách và hạn chế sự phát triển của các cơ sở lưu trú tại điểm đến

    Các chính sách cơ sở hạ tầng khi kết hợp với các chính sách GTVT có thể thúc đẩy phát triển du lịch

    Các chính sách du lịch có thể khiến cầu vượt quá cung (điển hình như hệ thống nước và xử lí chất thải, tác động tiểu cực đến môi trường và tạo ra những tác động tiêu cực khác)

    Ngược lại, lượng khách du lịch tiềm năng cũng có thể là nhân tố thúc đẩy công tác phát triển cơ sở hạ tầng (ví dụ: các sự kiện quy mô lớn, du lịch MICE…)

    Quy hoạch sử dụng quỹ đất

    Việc lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng quỹ đất có thể giảm thiểu việc sử dụng thiếu hiệu quả trong khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, ngược lạ có thể làm giảm khả năng cung ứng của điểm đến trong việc tối đa hóa lợi ích từ du lịch

    Các chính sách du lịch có thể thúc đẩy hoạt động du lịch tại các địa điểm có giá trị du lịch cao nhưng quy hoạch hạn chế sự phát triển của cơ sở lưu trú và dịch vụ

    Bảo vệ môi trường và quản lý các khu bảo tồn

    Các chính sách bảo vệ môi trường có tác dụng giữ gìn nét độc đáo của hệ sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững và tăng sức hấp dẫn của điểm đến.

    Chính sách quản lý các khu bảo tồn (tự nhiên hay văn hóa) có thể bảo vệ nét đặc trưng và giá trị của điểm đến, đóng góp vào công tác xây dựng thương hiệu (ví dụ: di sản thế giới hoặc các danh hiệu mang tính biểu tượng khác), việc hạn chế khách thăm quan có thể ảnh hưởng tích cự hoặc tiêu cực đến du lịch

    Các chính sách du lịch có thể tạo ra cầu về du lịch vượt quá khả năng quản lý hiện có về môi trường hoặc văn hóa tại các điểm đến (ví dụ: các di sản thế giới), dẫn đến suy giảm chất lượng tài nguyên

    Các chính sách du lịch dựa trên sự phối kết hợp giữa các bên liên quan và theo các nguyên tắc phát triển bền vững có thể có tác động tích cực tới công tác quản lý tại các khu bảo tồn (bao gồm cả việc hỗ trợ kinh phí)

    Phát triển vùng và địa phương

    Các chính sách phát triển kinh tế tại vùng/địa phương (ví dụ: hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển vùng,…) có thể khuyến khích sự phối hợp với các hoạt động kinh tế khác, gia tăng chiều sâu và sự đa dạng của các hoạt động du lịch tại điểm đến (ví dụ: ẩm thực, sản xuất đặc sản, văn hóa – nghệ thuật sáng tạo…)

    Các chính sách hỗ trợ cộng đồng có thể khuyến khích người dân ủng hộ và tham gia tích cực vào hoạt động du lịch

    Các chính sách du lịch có thể quảng bá các sản phẩm và dịch vụ bổ sung, đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của các hoạt động này (ví dụ: làng nghề, trang trại, nông trại…) tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, cộng đồng để đa dạng hóa nguồn thu nhập (ví dụ như du lịch nông trại) và tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm địa phương

    Các chính sách du lịch có thể đóng góp vào quá trình phát triển cộng đồng và các dân tộc thiểu số, tuy nhiên, nếu các chính sách bỏ qua hoặc thiếu quan tâm đến nhu cầu của người dân địa phương sẽ có thể gây ra mâu thuẫn giữa cư dân địa phương và khách du lịch

    Phát triển các giá trị văn hóa và sáng tạo

    Các chính sách khuyến khích sự phát triển về văn hóa và sáng tạo có thể thúc đẩy sự phối hợp với hoạt động du lịch và tăng thêm chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch của điểm đến. Các chính sách này cũng có thể khuyến khích sự phát triển điểm đến cụ thể và nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng, là sức hút của điểm đến

    Các chính sách du lịch có thể tăng cường các mối liên kết và nâng cao giá trị cho các giá trị văn hóa và sáng tạo của một cộng đồng, góp phần phát triển đi đôi với bảo tồn

    Các chính sách du lịch có thể khiến cầu du lịch vượt khả năng tiếp đón của các điểm đến văn hóa (ví dụ: viện bảo tàng, phòng trưng bày), dẫn đến suy giảm chất lượng

    Y tế và an toàn an ninh

    Các chính sách y tế công cộng và quy định an toàn an ninh có thể đảm bảo sự an toàn của du khách, tăng sự hài lòng của du khách và danh tiếng của điểm đến

    Chính sách quản lý dịch bệnh (ở người hoặc súc vật), có thể có những tác động đến khả năng tiếp cận điểm đến (ví dụ: khu vực cấm để kiểm soát bệnh chân tay miệng…) và trải nghiệm du lịch

    Các chính sách y tế được phát triển để thu hút khách du lịch chữa bệnh, có khả năng hỗ trợ cho hoạt động lưu trú và giao thông vận tải

    Các chính sách du lịch có thể vô tình thúc đẩy việc đi lại của những người mang mầm bệnh truyền nhiễm, làm tăng nguy cơ xuất hiện đại dịch và các rủi ro khác

    Các chính sách quảng bá, phát triển du lịch có thể tạo ra nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng – trong lĩnh vực y tế (ví dụ: cơ sở vật chất tại các bệnh viện…) hoặc ngoài lĩnh vực y tế, như giao thông, viễn thông, vv…, với các lợi ích tiềm năng cho du khách thông thường và người dân địa phương (ví dụ: như tăng nguồn thu từ thuế có thể cải thiện hệ thống y tế công cộng trong nước)

    Giáo dục, đào tạo và việc làm

    Các chính sách giáo dục và đào tạo có thể nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực của du lịch và dịch vụ du lịch

    Các chính sách du lịch có thể tạo ra nhu cầu thành lập các cơ sở giáo dục và đào tạo chuyên ngành về du lịch (ví dụ: kỹ năng phiên hướng dẫn viên, thực phẩm và đồ uống…)

    Quản lý tình huống khẩn cấp

    Thông qua công tác giáo dục và lên kế hoạch, các chính sách quản lý tình trạng khẩn cấp có thể nâng cao khả năng thích ứng của cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch (ví dụ: cơ sở lưu trú)

    Thực hiện chính sách (ví dụ: thông tin liên lạc) có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng của ngành du lịch để phục hồi sau sự kiện/tình huống khẩn cấp

    Các chính sách du lịch có thể bao gồm quy định về các kế hoạch về chuẩn bị, sẵn sàng, ứng phó và phục hồi và đòi hỏi phải có mối liên hệ/phối hợp sâu rộng hơn với các chính sách quản lý tình huống khẩn cấp

    Sự hiện diện của khách du lịch tại điểm đến cung cấp một/nhiều vấn đề cần đánh giá trong quản lý/ứng phó tình huống khẩn cấp

    Xuất nhập cảnh

    Các chính sách xuất nhập cảnh (ví dụ: hộ chiếu, cấp thị thực) định hình khả năng truy cập của hoạt động du lịch quốc tế. Những hạn chế về visa và quy trình cấp thị thực có thể ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của thị trường du lịch quốc tế

    Các chính sách du lịch như tiếp thị và xúc tiến định hình nhu cầu về thị thực, có tác động đến công tác cấp thị thực và giải quyết visa khi xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu

    images

    Jinnee

    Bài cùng chuyên mục