Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Bàn về tính toán sức chứa cho khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên

       1.Succhua HoNuiCoc c.Que1    Về nguyên tắc, khi khu, điểm du lịch có nhiều dạng tài nguyên, khi tính toán sức chứa của khu, điểm du lịch, cần phải tính đến sức chứa cho từng loại tài nguyên trong khu, điểm du lịch, sau đó mới tính sức chứa tổng hợp của toàn bộ khu du lịch. Tuy nhiên, KDLQG Hồ Núi Cốc sử dụng chủ yếu là mặt nước hồ cho phát triển du lịch, vì vậy sức chứa của KDLQG sẽ được tính toán chỉ cho dạng tài nguyên này.
       1. Phương pháp tính.
       Để tính toán sức chứa của KDLQG, áp dụng công thức của A.M.Cifuentes và H.Cebaloos-Lascurain, trong đó:
       – Khả năng chịu tải vật lý (PCC-Physical physical carrying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại KDL Hồ Núi Cốc trong thời gian nhất định là:

    PCC = A .D.Rf     (1)

       Trong đó A là diện tích của khu vực Hồ Núi Cốc (diện tích mặt nước).
     D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay còn gọi  là mật độ khách được đáp ứng trên diện tích m2.
       Rf (Rotation factor) là số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày tại điểm tham quan trên hồ và nước mặt.
       Thông thường Rf được tính bằng số thời gian được phép lưu lại điểm, khu vực tham quan/số thời gian khách lưu lại tham quan tại điểm đó, Rf được tính theo công thức:

    Rf  = T cp/ Ttq (2)

       Trong đó Tcp là thời gian cho phép tham quan;  Ttq là thời gian khách lưu lại điểm tham quan.
       Ví dụ: Vườn bách thú mở cửa 8h trong ngày, đoàn khách du lịch tham quan dự kiến là 2h thì Rf  = 4, đối với Hồ Núi Cốc dự kiến tham quan tối đa chèo thuyền, đi dạo trong ngày cho 01 đoàn khách là 6 tiếng là hết các điểm tham quan thì Rf = 3
    R f (Rotation factor) được xác định bởi thời gian cho phép số lượng khách tối đa tham quan và thời gian lưu lại của khách tại điểm tham quan.
       – Sức chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tác động nhưng thỏa mãn thời gian, số lượng người tại điểm tham quan.
       Công thức được tính như sau:

    ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- …- Cfn. (3)

       Trong đó: Cfi (Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để tránh tác động xấu đến khu vực nước trong Hồ Núi Cốc thường được áp dụng tiêu chuẩn hoặc ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Vì vậy ERCC của KDL Hồ Núi Cốc có thể viết lại như sau:

    ERCC=PCC . ((100- Cf1)/ 100). ((100- Cf2)/100)…((100- Cfn)/100)      (4)

       Hệ số giới hạn được tính là:

    Cfi =Mi/Mt

       Trong đó Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm trên mặt hồ hay trên đảo của hồ mà khách du lịch đến tham quan.
       Trong thực tế chỉ số giới hạn Cf1 thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các loại tài nguyên tại khu vực tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội, con người như nhận thức, phong tục tập quán… Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể định hình tính toán các yếu tố bất lợi cho việc phát triển du lịch và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
       – Các hệ số giới hạn thường gặp tại KDL Hồ Núi Cốc là:
       + Đặc điểm địa hình khu vực hồ Núi Cốc có các yếu tố bất thường của thời tiết, khí hậu như mưa, bão lụt; đây là khu vực cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đi lại khó khăn; do điều kiện đi lại nên công tác quản lý cũng không được thường xuyên đó là những hệ số ảnh hưởng giới hạn xẩy ra.
       + Hệ số về thời tiết. Hệ số giới hạn về mưa bão, gió mùa, nắng hạn trong năm thường xẩy ra. Ở KDL Hồ Núi Cốc trung bình mỗi năm có từ 2 – 3 tháng do tác động của mưa bão nên hệ số M bằng 60 – 90 ngày.
       – Hệ số giới hạn về môi trường
       + Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ các chất thải, khí thải, rác thải trong thời gian nhất định đối với khách du lịch và tác động đến hệ sinh thái.
       + Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các phương tiện hay đám đông ảnh hưởng đến khách hay hệ sinh thái; hệ số này thường xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỷ lệ phần trăm người tán thành hay không trong cuộc điều tra.
       + Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây nguy hiểm cho khách và hệ sinh thái, thường xác định qua số lượng vụ.
       + Hệ số chất lượng nguồn nước, hệ số này được xác định thông qua các chỉ tiêu quan trắc theo tiêu chuẩn môi trường quy định.
       + Hệ số an toàn cho khách. Hệ số này được xác định trên cơ sở tỷ lệ phần trăm mức độ rủi ro thường xẩy ra và số ngày rủi ro trong năm.
       + Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Được xác định số lượng thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm.
       – Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng. Như độ dốc đường đi, tỷ lệ % số km đi lại khó khăn; số ngày có điện, cấp và thoát nước… Hệ số này thường được tính theo tỷ lệ % thông qua điều tra xã hội học.
       – Hệ số giới hạn về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hệ số này được tính theo tỷ lệ % thông qua điều tra xã hội học.
       – Hệ số năng lực quản lý. Bao gồm các công tác quản lý nhà nước về du lịch, tài nguyên, môi trường… hệ số này được tính tỷ lệ trung bình cho toàn bộ năng lực quản lý tại một khu vực phát triển.
       2. Tính toán sức chứa KDLQG
       Vận dụng các công thức nêu trên và tính toán ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (khí hậu, lượng mưa, tình hình gió, bão; nhiệt độ và độ ẩm… đã mô tả trong Phần thứ nhất của báo cáo), việc tính toán sức chứa được thực hiện như sau:
       – Tính toán sức chứa thời điểm tích nước mùa lũ với dung tích nước trong hồ là 200 triệu m3, diện tích mặt nước tương đương 2.660ha. Yêu cầu tính toán sức chứa thuyền phục vụ khách tham quan trên hồ và số lượng khách tối đa.     

       Qua khảo sát các thuyền cho thấy chiều dai là 5m, từ bến đến khu vực đoán tiếp là 200m, thời gian tham quan thực tế tối đa là 4h, thời gian tham quan khu vực là 8h/ngày.
       Nếu gọi X là số lượng thuyền tối đa tham quan trên Hồ Núi Cốc công thức là X.5+(X-1).3=2660 ha, suy ra X = 332 lượt thuyền.
       Nếu gọi Y là số nhóm người đi tham quan, trung bình mỗi nhóm có 12 người/01 thuyền đảm bảo an toàn với giả thiết trên.
       Theo diện tích mặt nước là 2.660 ha, diện tích đi tham quan tối đa là 1.800ha, hàm Y.5 + (Y-1).3 = 1.800, suy ra Y = 225 nhóm.
       Thời gian của khách được phép là 8h/ngày, mỗi lần tham quan là 4h, số lượt khách du lịch là 02 (đi và và về bến) thì có số lượt khách tham quan trên hồ vào thời kỳ nước cao theo hàm sau:

    PCC = (X +Y).15.2 = (332 + 225).30 = 16.710 khách

       Như vậy, số lượng khách du lịch tối đa cho phép tham quan trên Hồ Núi Cốc vào thời cao điểm nước là để đảm bảo được bền vững là 5.570 khách/01 ngày.
       Xét các Hệ số giới hạn để tính toán sức chứa thực tế tại KDL như sau:
       Các hệ số giới hạn (mang các giả thiết) gồm:
       + Hệ số giới hạn về thời tiết (Cf1).
       Tại khu vực Hồ Núi Cốc có 02 tháng xảy ra bão và lũ, khách du lịch không thể đi tham quan trên hồ do nước to không đảm bảo an toàn, thuyền chở khách không thể đi lại, nên yếu tố thời tiết là yếu tố giới hạn cho khách. Ta có M1 = 60 ngày (02 tháng), Mt = 365 ngày. Ta có hàm sau:

    Cf1 =60/365 =0,164 =16,4%

       Hệ số giới hạn trời nắng (Cf2) tại Hồ Núi Cốc vào tháng 5,6 có ảnh hưởng đến khách du lịch, giời hạn giờ từ 12h – 14h là yếu tố giới hạn ta có M1 là 180h, Mt là 2.160 h, từ đó ta có hàm sau:

    Cf2 =180/2160=0,833 =8,33 %

       Hệ số an toàn về dịch vụ trên Hồ Núi Cốc. Theo quy định 01 thuyền chở được tối đa là 4 khách và 01 hướng dẫn. Nếu số lượng vượt quá quy định trên 04 người khách du lịch thì dẫn đến vi phạm nội quy an toàn cho khách ngồi trên thuyền dẫn đến M1 =1, Mt là 4 ta có hàm sau:

    Cf3=1/4=2,5%

       Từ các hệ số giới hạn trên ta có hàm tính toán an toàn cho 01 ngày khách đi lại trên Hồ Núi Cốc theo:

    ERCC TC =PCC. ((100- Cf1)/100). ((100- Cf2)/100).((100- Cf3)/100) = 16.710. 84,6 . 83,56 . 97,5  = 11.517 người cho 01 ngày

       Vậy thực tế khả năng chịu tải của mặt nước Hồ Núi Cốc tối đa là 11.517 khách du lịch tham quan cho 01 ngày. Ngoài ra, có thể xem xét thêm hệ số giới hạn về năng lực quản lý, tiếng ồn, môi trường để tính sức chứa bổ sung.
       – Tính toán sức chứa thời điểm tích nước trung bình là 160 triệu m3, diện tích mặt nước tương đương 2.500ha. Với cách tính toàn trên khả năng chịu tải của mặt nước Hồ Núi Cốc trung bình là 9.883 khách du lịch tham quan cho 01 ngày với 658 lượt thuyền.
       – Tính toán sức chứa thời điểm tích nước thấp nhất dưới code 20 là 110 triệu m3, diện tích mặt nước tương đương 1.500 ha. Với cách tính toán trên khả năng chịu tải của mặt nước Hồ Núi Cốc trung bình là 7.350 khách du lịch tham quan cho 01 ngày với 490  lượt thuyền.


    Bảng tổng hợp kết quả tính toán sức chứa KDLQG Hồ Núi Cốc

    1.Succhua HoNuiCoc c.Que

    TS. Võ Quế – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

    Bài cùng chuyên mục