Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020
A. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
1. Nghiên cứu dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
Loại khách |
Hạng mục |
2005(*) |
2010 |
2015 |
2020 |
Khách quốc tế |
Tổng số lượt khách (ngàn) |
16,0 |
40 |
70 |
100 |
Ngày lưu trú trung bình |
1,8 |
2,0 |
2,2 |
2,5 |
|
Tổng số ngày khách (ngàn) |
28,8 |
80 |
154 |
250 |
|
Khách nội địa |
Tổng số lượt khách (ngàn) |
134 |
310 |
450 |
900 |
Ngày lưu trú trung bình |
1,7 |
1,8 |
2,0 |
2,2 |
|
Tổng số ngày khách (ngàn) |
227,8 |
558 |
900 |
1800 |
Nguồn:Viện NCPT Du lịch. (*) Số liệu hiện trạng của Sở TM-DL Sơn La
– Dự báo thu nhập từ du lịch của Sơn La thời kỳ đến 2020
Đơn vị tính: triệu USD
Loại thu nhập |
2005(*) |
2010 |
2015 |
2020 |
Thu nhập từ khách du lịch quốc tế |
1,440 |
4,400 |
10,780 |
25,00 |
Thu nhập từ khách du lịch nội địa |
3,306 |
8,370 |
16,200 |
33,00 |
Tổng cộng |
4,746 |
12,770 |
26,980 |
58,00 |
Nguồn:Viện NCPT Du lịch. (*) Số liệu hiện trạng của Sở TM-DL Sơn La
– Dự báo nhu cầu khách sạn của Sơn La đến năm 2020
Đơn vị tính: Phòng
Nhu cầu khách sạn |
2005(*) |
2010 |
2015 |
2020 |
Nhu cầu cho khách quốc tế |
– |
250 |
400 |
600 |
Nhu cầu cho khách nội địa |
– |
1.500 |
2.200 |
3.000 |
Tổng cộng |
1.100 |
1.750 |
2.600 |
3.600 |
Nguồn: – Viện NCPT Du lịch. (*) Số liệu hiện trạng của Sở Thương mại – Du lịch Sơn La
– Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch của Sơn La đến năm 2020
Đơn vị tính: Người
Loại lao động |
2005(*) |
2010 |
2015 |
2020 |
Lao động trực tiếp trong du lịch |
810 |
2.600 |
3.900 |
5.700 |
Lao động gián tiếp ngoài xã hội |
– |
5.200 |
7.800 |
11.400 |
Tổng cộng |
– |
7.800 |
11.700 |
17.100 |
Nguồn: – Viện NCPT Du lịch. (*) Số liệu hiện trạng của Sở Thương mại – Du lịch Sơn La
2. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
2.1. Thị trường khách du lịch
2.1.1. Thị trường khách quốc tế
– Thị trường Tây Âu
– Thị trường Đông Á
– Thị trường du lịch Bắc Mỹ.
2.1.2. Thị trường khách nội địa: Khách nội địa đến Sơn La rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn.
2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
2.2.1. Nhóm các sản phẩm tham quan danh lam thắng cảnh gồm:
– Cảnh quan thị xã Sơn La và phụ cận (hang, động núi, làng bản, đô thị)
– Cảnh quan cao nguyên Mộc Châu và phụ cận
– Các khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Sốp Cộp, CoPiA, Tà Xùa.
– Cảnh quan vùng núi cao Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, v.v.
– Cảnh quan vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ thuỷ điện Sơn La, sông Mã
– Cảnh quan vùng các bản dân tộc ở Thị xã Sơn La, Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Thuận Châu… nơi có tiềm năng du lịch.
2.2.2. Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa – xã hội :
– Các di tích lịch sử văn hóa: Hang văn bia Lê Thái Tông, Nhà ngục và Bảo tàng Sơn La (thị xã Sơn La), tượng đài Thanh niên xung phong (Mai Sơn), Đồn Mộc Lỵ (Mộc Châu), Nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Huổi Quảng, Nậm Chiến, Suối Sập. Các công trình có giá trị khai thác phát triển phục vụ du lịch (công trình kiến trúc, hồ nhân tạo, nhà máy chế biến sản xuất, khu Trồng rau, hoa cây cảnh, vườn cây ăn quả, trang trại, làng nghề…)
– Các bản làng dân tộc thuộc các xã Lóng Luông, Vân Hồ, Phiêng Luông, Tân Lập, Tân Hợp, Tân Xuân như các bản Phụ Mẫu, Nà Bai, Phiêng Cành, Tà Phình, Nậm Khao, Cà Đạc…(Mộc Châu); bản Hài, bản Hìn, bản Cá và bản Bó (xã Chiềng An, thị xã Sơn La), bản Tông và bản Hụm (xã Chiềng Xôm, thị xã Sơn La), khu bản Han (xã Mường Do, huyện Phù Yên), v.v.
– Các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Sơn La, các sự kiện lịch sử, sự kiện văn hoá, sự kiện thể thao, sự kiện về thành tựu khoa học, kỹ thuật công nghệ cao, thương mại…
2.2.3. Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái
– Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Tà Xùa, Côpia, Sốp Cộp.
– Du lịch sinh thái – nông nghiệp ở Mộc Châu
2.2.4. Nhóm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và cuối tuần ở các vùng cảnh quan
– Du lịch nghỉ dưỡng cao nguyên Mộc Châu
– Du lịch Hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ thủy điện Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến, Suối Sập…
– Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng bản Mòng, xã Hua La (thị xã Sơn La); khu vực xã Ngọc Chiến (huyện Mường La); xã Chiềng Sại (huyện Mộc Châu), Bản Bon (Quỳnh Nhai) và các điểm được khám phá phát hiện mới trong giai đoạn quy hoạch.
3. Định hướng đầu tư
– Nhà nước tập trung đầu tư những lĩnh vực có tính chất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương (cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, bảo tồn các di sản văn hoá – lịch sử, xúc tiến du lịch) những lĩnh vực khó có khả năng thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác và những lĩnh vực thuộc quy định ngân sách Nhà nước đầu tư như xây dựng quy hoạch, quy hoạch chi tiết và lập dự án các khu du lịch trọng điểm.
– Đầu tư xây dựng quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm, trước hết phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Mộc Châu theo quy hoạch tổng thể vùng miền và quy hoạch du lịch Việt Nam, bổ sung diện tích khu trung tâm và bổ sung các khu chức năng phù hợp với khu du lịch quốc gia, xây dựng các dự án khả thi theo quy hoạch… để kêu gọi các nhà đầu tư. Quỹ đất dự kiến khu trung tâm phải đảm bảo trên
– Uu tiên những Nhà đầu tư có đủ khả năng đầu tư theo hình thức tổng thầu trọn gói một lĩnh vực hoặc một khu, điểm du lịch. Đối với dự án, công trình ưu tiên các đơn vị đầu tư và khai thác kinh doanh du lịch.
– Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch: khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; Ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế đầu tư vào những dự án có nhu cầu vốn lớn, những dự án nhanh hoàn thành đưa vào sử dụng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ và có chất lượng cao.
– Đầu tư cho công tác quảng bá xúc tiến phát triển du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch trong nước và nước ngoài đầu tư giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch hình ảnh Sơn La trên các thị trường; Ngân sách trung ương hỗ trợ cho việc xây dựng "thương hiệu khu du lịch Mộc Châu” và xúc tiến phát triển du lịch Mộc Châu thành khu du lịch quốc gia; Ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng "thương hiệu” và tuyên truyền chung cho du lịch Sơn La trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.
– Khuyến khích và ưu tiên các nhà đầu tư vào lĩnh vực khôi phục và phát triển các lễ hội, các bản làng dân tộc truyền thống; Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phục hồi các giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.
4. Định hướng quy hoạch phát triển không gian tuyến, điểm, khu du lịch
4.1. Quy hoạch không gian phát triển khu du lịch
– Không gian du lịch Thị xã Sơn La và phụ cận
– Không gian du lịch Mộc Châu.
– Không gian du lịch vùng hồ sông Đà và phụ cận
– Không gian du lịch Quỳnh Nhai và phụ cận
– Không gian du lịch Mường La và phụ cận
– Không gian du lịch Sông Mã – Sốp Cộp.
4.2. Các cụm du lịch (gồm nhiều khu, điểm du lịch không gần kề nhau)
4.2.1. Cụm du lịch thị xã Sơn La và phụ cận
Đây là cụm du lịch trung tâm, có vị trí là trung tâm điều hành và cung ứng dịch vụ du lịch của Sơn La. Cụm du lịch trung tâm có không gian bao trùm lãnh thổ khu vực thị xã Sơn La và các khu, điểm phụ cận như sau:
– Rừng Lâm viên Sơn La, phường Chiềng Sinh (Thị xã) và xã Chiềng Mung (Mai Sơn).
– Hồ Tiền Phong, Bản Nà Tre, Mường Tranh, khu vực tượng đài Thanh niên Xung Phong, Cò Nòi, huyện Mai Sơn.
4.2.2. Cụm du lịch Mộc Châu và phụ cận: Tính chất nổi trội của cụm du lịch Mộc Châu và phụ cận là du lịch nghỉ dưỡng – thể thao – mạo hiểm gồm các điểm thuộc khu du lịch Mộc Châu và các điểm:
– Điểm Hồng Ngài (dân tộc Mông, gắn với truyền thuyết vợ chồng A Phủ)
– Điểm Mường Do (Phù Yên), Các chợ nổi ven sông Đà
– Điểm Sập Vạt và Hồ Chiềng Khoi (Yên Châu)
4.2.3. Cụm du lịch Quỳnh Nhai và phụ cận: Đây là cụm du lịch tiềm năng có vai trò quan trọng trong tương lai khi hồ thủy điện Sơn La được hình thành. Tài nguyên du lịch chính của cụm du lịch này là các giá trị cảnh quan, sinh thái vùng hồ và cảnh quan khu Co Mạ, đèo Pha Đin huyện Thuận Châu.
– Du lịch thăm quan cảnh quan hồ, công trình thủy điện hồ Sơn La;
– Du lịch thể thao nước trên vùng hồ
– Du lịch văn hoá, thăm quan các làng bản dân tộc Thái, dân tộc Mông.
4.3. Các khu du lịch của Sơn La xác định đến năm 2020, bao gồm:
– Có 1 khu du lịch Quốc gia: Sinh thái – văn hoá – nghỉ dưỡng Mộc Châu;
– Có 5 khu du lịch cấp tỉnh: (1) Khu du dịch thị xã Sơn La tiêu biểu du lịch văn hoá – thể thao Chiềng Ngần, dịch vụ du dịch lưu trú, tham quan di tích lịch sử – văn hoá – tổ chức sự kiện; (2) Khu du lịch Quỳnh Nhai nghỉ dưỡng- vui chơi giải trí – tham quan trên hồ; (3) Khu du lịch nhà máy thuỷ điện Sơn La: du lịch tham quan các Nhà máy thuỷ điện – du lịch thắng cảnh trên hồ – nghỉ dưỡng Ngọc Chiến; (4) khu du lịch vùng hồ sông Đà: Du lịch cảnh quan – văn hoá – mạo hiểm – du lịch cộng đồng; (5) Khu du lịch sinh thái rừng gắn với cộng đồng huyện Sốp Cộp.
– Ngoài các khu du lịch trên có 25 khu du lịch cộng đồng, các bản, khu du lịch chuyên đề có quy mô nhỏ thuộc các huyện, thị xã quản lý.
4.4. Quy hoạch không gian kiến trúc, cảnh quan điểm du lịch gồm:
– Di tích lịch sử: Văn bia và đền thờ vua Lê Thái Tông; Khu lưu niệm Bác Hồ; Nhà ngục Sơn La; Tượng đài Lò Văn Giá; Tượng đài Thanh niên xung phong, đồn Mộc Lỵ;
– Văn hóa truyền thống – Cộng đồng của các dân tộc tỉnh Sơn La: xã Chiềng Yên, Lóng Luông, Vân Hồ, Tân Xuân, Tân Lập, Tân Hợp, Phiêng Luông (huyện Mộc Châu); làng nghề Then Luông (xã Chiêng Đông, huyện Yên Châu); bản Cá, bản Bó, bản Tông, bản Hụm, bản Phiêng Ngùa, điểm Đồng Sên xã Chiềng Cơi (Thị xã Sơn La).
– Hệ thống hang động đã được điều tra và đánh giá đưa vào danh mục phục vụ du lịch được UBND tỉnh Quyết định phê duyệt năm 2004: hang Thẩm Tá Toong, Thẩm Ké, Thẩm Cương, Thẩm Hiếp Hay, hang Thượng Thiên, hang Nữ Hoàng (Thị Xã Sơn La); Khu vực Hang Khau Pha (xã Tạ Bú, huyện Mường La); hang Dơi (Động Sơn Mộc Hương – Mộc Châu);
– Suối nước nóng Bản Mòng, Thác, hồ nước HuaLa;
– Các thác nước: Giải Yếm, Tà Nàng, Phụ Mẫu, Chiềng Khoa, Hua La…
– Các điểm khoáng nóng: bản Mường (Thị Xã), Ít Ong, Nậm Phút, Ngọc Chiến (Mường La), Chiềng Đông (Yên Châu), Chiềng Sại, Chiềng Yên (Mộc Châu), bản Bon (Quỳnh Nhai). .
– Chợ nổi, bản, “đảo", nơi có cảnh quan đẹp, ghềnh ven hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thuỷ điện Sơn La.
– Điểm du lịch chuyên đề thuộc Khu BTTN Xuân Nha, Tà Xùa, Côpia, Sốp Cộp; các đồi chè có cảnh quan đẹp, khu trồng hoa, quả, nông nghiệp công nghệ cao gắn với hoạt động du lịch sinh thái, nông nghiệp, nghiên cứu và những điểm có núi, sông, suối có thể tổ chức loại hình du lịch, leo núi và mạo hiểm.
4.5. Các tuyến du lịch:
– Tuyến đường bộ:
+ Tuyến du lịch dọc quốc lộ 6
+ Dọc theo quốc lộ 37
+ Dọc theo quốc lộ 4G
+ Tuyến tỉnh lộ Thị xã Sơn La – Mường La – Ngọc Chiến
+ Tuyến du lịch quốc lộ 6 nối với tuyến quốc lộ 279
+ Tuyến theo quốc lộ 37 nối với quốc lộ 43
– Tuyến du lịch đường thủy:
+ Hòa Bình – Bến Khủa – Vạn Yên – Tạ Khoa – Tà Hộc – Mường La
+ Đập thủy điện Sơn La – huyện lỵ Quỳnh Nhai – thị xã Lai Châu
– Tuyến du lịch đường hàng không: Sơn La – Hà Nội (và ngược lại)
– Các tuyến du lịch nội tỉnh, liên huyện có tính du lịch chuyên đề: Tuyến du lịch khám phá hang động, tuyến du lịch sinh thái cộng đồng, các tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, các tuyến du lịch đi thuyền trên sông hồ.
B. KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kiến nghị với Chính phủ
– Tiếp tục quan tâm hỗ trợ Sơn La trong đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch Mộc Châu tương xứng yêu cầu phát triển của một khu du lịch có ý nghĩa quốc gia; đầu tư nâng cấp sân bay Nà Sản; đầu tư xây dựng các bến thuyền lịch trên tuyến du lịch đường sông dọc sông Đà và nâng cấp hạ tầng giao thông nối các trung tâm du lịch của Sơn La là Thị xã Sơn La, Mộc Châu và Quỳnh Nhai.
– Sớm xem xét việc công nhận khu du lịch Mộc Châu là khu du lịch chuyên đề cấp quốc gia để có những chính sách và hỗ trợ tương xứng nhằm phát triển khu du lịch Mộc Châu tương xứng với vị trí và tiềm năng du lịch.
2. Kiến nghị các Bộ, ngành trung ương
– Tỉnh có ý kiến đề xuất với Chính Phủ, các Bộ ngành trung ương đẩy nhanh tiến độ nâng cấp sân bay Nà Sản; Nâng cấp cửa khẩu quốc gia Lóng Sập trở thành cửa khẩu quốc tế. Nâng cấp đường nối thị trấn Mộc Châu với cửa khẩu Lóng Sập và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu để xây dựng cơ sở hạ tầng đường, điện, thông tin liên lạc giữa các vùng, các xã, nội bộ bản, điểm tham quan có tiềm năng khai thác phát triển du lịch.
– Kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: tăng cường hỗ trợ trong đầu tư tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, trước hết là các di tích được xếp hạng cấp quốc gia; phục hồi và phát triển các lễ hội dân tộc truyền thống để phục vụ phát triển du lịch, hỗ trợ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Sơn La; hỗ trợ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Sơn La thông qua hoạt động của Chương trình hành động quốc gia về du lịch.
– Kiến nghị Bộ Giao thông – Vận tải hỗ trợ lồng ghép nhu cầu phát triển hạ tầng du lịch Sơn La, trước hết là hệ thống giao thông đường bộ, đường không và đường thủy có ý nghĩa kết nối các trọng điểm du lịch TX Sơn La, thị trấn Mộc Châu và thị trấn Quỳnh Nhai; kết nối Sơn La với Hà Nội và các địa phương phụ cận trong tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc.
– Kiến nghi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn và hỗ trợ Sơn La trong phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng, cụ thể tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Sốp Cộp, Copia, Tà Xùa; cũng như phát triển các mô hình du lịch gắn với nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
– Kiến nghị Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên – Môi trường và Biển hỗ trợ du lịch Sơn La trong xây dựng hạ tầng môi trường (hệ thống thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chết thải từ hoạt động du lịch) tại các trung tâm du lịch của Sơn La là thị xã Sơn La, thị trấn Mộc Châu và thị trấn Quỳnh Nhai.
– Kiến nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo hỗ trợ Sơn La trong việc xem xét cho phép thành lập Khoa Du lịch tại trường Đại học Tây Bắc để hỗ trợ Sơn La trong phát triển nguồn nhân lực du lịch.
3. Tổ chức thực hiện quy hoạch
– Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý quy hoạch đúng thẩm quyền và chức năng theo đúng Luật du lịch và các quy định hiện hành của Chính Phủ.
– Cấp tỉnh quản lý và có trách nhiệm phân cấp quản lý đối với các khu, điểm, tuyến du lịch được xác định là trọng điểm của tỉnh và các khu, điểm, tuyến du lịch không thuộc thẩm quyền quyết định của một địa phương.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm công bố, quản lý quy hoạch du lịch phù hợp với những định hướng đã xác định trong quy hoạch này và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc quản lý, khai thác tài nguyên du lịch và quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh như sau:
* Đối với sở quản lý nhà nước về du lịch
– Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt. Trước mắt ưu tiên việc triển khai đối với nhiệm vụ phát triển các khu du lịch trọng điểm đã được xác định để nhanh chóng có được các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.
– Giao cho Sở quản lý nhà nước về du lịch công bố quy hoạch, tiếp nhận, tổng hợp các hồ sơ liên quan đến khu, điểm du lịch, tuyến du lịch và tài nguyên du lịch thuộc cấp tỉnh quản lý thẩm định và trình UBND tỉnh công nhận.
– Có kế hoạch hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch đối với các địa bàn lân cận và các vùng du lịch trong nước.
– Có kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp không chỉ của đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành mà còn của cộng đồng người dân tham gia các hoạt động dịch vụ tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
– Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch
* Đối với Ban, Ngành chức năng của tỉnh
– Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La được phê duyệt, có sự rà soát đối với các quy hoạch, kế hoạch ngành đã được phê duyệt trước đó, báo cáo UBND để có sự lồng ghép hoặc điều chỉnh phù hợp nhằm phát huy tốt nhất các cơ hội, tiềm năng và sự hỗ trợ của trung ương, các tổ chức quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực đến du lịch để thực hiện có hiệu quả phương án quy hoạch đã xác định.
– Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong các tuyến, điểm du lịch, đầu tư có trọng điểm và tập trung.
– Quản lý khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường hợp lý, có hiệu quả theo đúng quy hoạch.
– Lồng ghép với các dự án ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh nói chung và kế hoạch phát triển du lịch nói riêng. Đặc biệt cần xem xét ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở ở những không gian ưu tiên phát triển du lịch tại thị xã Sơn La, thị trấn Mộc Châu, Quỳnh Nhai và các khu vực các tiềm năng đã xác định.
– Phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong việc xây dựng các chính sách và quy định nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các khu điểm du lịch, quản lý có hiệu quả các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
* Đối với UBND các huyện, thị xã và xã, phường
– Căn cứ vào nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020, đặc biệt là về tổ chức không gian phát triển du lịch, ủy ban nhân dân các huyện, thị – nơi có nguồn tài nguyên du lịch đã được xác định trong quy hoạch có trách nhiệm bảo tồn, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi trường tự nhiên và xa hội trên địa bàn; tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch. Ngoài những điểm và khu vực có tài nguyên du lịch đã được nêu trong quy hoạch này các địa phương có trách nhiệm tiếp tục điều tra khảo sát phát hiện và lập hồ sơ tài nguyên du lịch trên địa bàn quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung vào danh mục quản lý theo quy hoạch tổng thể ngành du lịch.
– Cấp huyện, thị xã và cấp xã, phường có trách nhiệm rà soát, điều tra lập hồ sơ, tổ chức quản lý, khai thác khu, điểm có tài nguyên du lịch, điểm du lịch, khu du lịch chưa có chủ đầu tư, hoặc chưa xác định rõ chủ thể quản lý trên địa bàn và trình cấp trên xem xét quyết định công nhận.
– Tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý theo chức năng của chính quyền sở tại các dự án đầu tư phát triển du lịch tại địa phương đảm bảo theo đúng quy hoạch, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, giữ gìn trật tự kỷ cương, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội để từng bước đưa công tác quản lý du lịch vào nề nếp.