Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển – đảo vùng du lịch Bắc Bộ”
MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ của đề tài
5. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN – ĐẢO
1.1. Nhu cầu du lịch
1.1.1. Khái niệm về nhu cầu du lịch
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
1.1.3. Đặc điểm của nhu cầu du lịch
1.1.4. Các dạng thức thể hiện của nhu cầu du lịch
1.2. Sản phẩm du lịch
1.2.1. Khái niệm chung về sản phẩm du lịch
1.2.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch biển đảo và các yếu tố cấu thành
1.2.3. Vị trí và vai trò của các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch biển – đảo
1.2.4. Tính chất của sản phẩm du lịch
1.2.5. Các dạng thức của sản phẩm du lịch
1.2.6. Các yêu cầu và nguyên tắc chung đối với việc phát triển sản phẩm du lịch
1.3. Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở VIỆT
2.1. Hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch biển – đảo ở Việt
2.1.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch biển Việt
2.1.2. Khái quát hiện trạng phát triển du lịch biển – đảo Việt
2.2. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tại một số nước trong khu vực
2.2.1. Kinh nghiệm trong công tác xây dựng chiên lược sản phẩm du lịch
2.2.2. Kinh nghiệm thực tế ở một số điểm du lịch biển – đảo nổi tiếng Châu Á
CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO TẠI VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ
3.1. Tiềm năng du lịch biển đảo của vùng du lịch Bắc bộ
3.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc bộ
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội ở vùng ven biển Bắc bộ
3.2. Hiện trạng và đặc điểm nhu cầu của thị trường khách vùng du lịch Bắc bộ
3.2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế
3.2.2. Thị trường khách du lịch nội địa
3.2.3. Đánh giá chung về thị trường khách du lịch
3.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc bộ
3.3.1. Hiện trạng khai thác tài nguyên và những tác động tới môi trường
3.3.2. Hiện trạng phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch
3.3.3. Hiện trạng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch
3.3.4. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc bộ
3.3.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển – đảo vùng du lịch Bắc bộ
3.4. Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc bộ
3.4.1. Thuận lợi và cơ hội
3.4. 2. Khó khăn và thách thức
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ
4.1. Đề xuất qui trình và phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch
4.1.1. Qui trình xây dựng sản phẩm
4.1.2. Các phương pháp (công cụ) cơ bản để trợ giúp cho quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm
4.2. Định hướng xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc bộ
4.2.1. Định hướng các thị trường khách mục tiêu
4.2.2. Định vị thương hiệu hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch của các điểm đến trong vùng
4.2.3. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch
4.2.4 Định hướng phát triển không gian và các loại hình du lịch chính
4.2.5. Định hướng phát triển các tuyến, điểm du lịch biển – đảo của vùng du lịch Bắc Á. Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc Bắc bộ
4.2.6. Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch biển – đảo vùng du lịch Bắc bộ
4.3. Ứng dụng cụ thể: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại Thành phố Hạ Long
4.3.1. Đánh giá tổng hợp tiềm năng và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Hạ Long
4.3.2. Nhu cầu về sản phẩm du lịch của thị trường khách trọng điểm ở Hạ Long
4.3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hạ Long
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Phát triển sản phẩm du lịch là một trong những con đường ngắn nhất để tự Việt
– Có nét đặc trưng độc đáo và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
– Bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên và môi trường khu vực.
– Đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Sản phẩm du lịch Việt
Đề tài khoa học này đã tìm ra những nguyên nhân cơ bản của vấn đề và đưa ra các đề xuất giải pháp.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp với đặc trưng của các điểm du lịch trong vùng du lịch Bắc bộ.
Giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Giới hạn không gian nghiên cứu
+ Ranh giới cứng: Không gian bao quanh địa giới hành chính của các thành phố và huyện thị ven biển có tiềm năng du lịch nổi trội kéo dài từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Bao gồm 10 điểm du lịch ven biển sau: Móng Cái; Bái Tử Long; Cô Tô; Hạ Long; Cát Bà; Đồ Sơn; Sầm Sơn; Cửa Lò; Xuân Thành; Thiên Cầm.
+ Ranh giới mềm: Không gian bao quanh địa giới hành chính của các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đề tài này giới hạn vấn đề nghiên cứu trong phạm vi các điểm đến cấp vùng và cấp quốc gia. Các điểm đến cấp tỉnh không nằm trong phạm vi là đối tượng nghiên cứu của đề tài)
Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập tài liệu
– Phương pháp tổng hợp, phân tích
– Phương pháp chuyên gia
– Phương pháp ma trận
– Phương pháp điều tra xã hội học
– Các phương pháp khác…
Nội dung chủ yếu và kết quả của đề tài:
Đề tài đã đề xuất ra một qui trình phát triển sản phẩm du lịch mang tính hệ thống, từ khâu hoạch định chiến lược đến khâu triển khai vào thực tế, nhằm đảm bảo một sự phát triển đồng bộ và toàn diện cho sản phẩm.
Đề tài đã đề xuất ra một hệ thống phương pháp, làm công cụ để trợ giúp cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Bao gồm 6 phương pháp:
– Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch theo qui luật “Vòng đời sản phẩm”: giúp cho việc định hướng khai thác tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm phù hợp với “chu kỳ sống” của một điểm du lịch.
– Phương pháp “Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm”: là giải pháp kéo dài vòng đời cho điểm du lịch hoặc sản phẩm dịch vụ.
– Phương pháp “Phễu lọc sản phẩm”: dùng cho việc lựa chọn các sản phẩm du lịch phù hợp với khả năng cung ứng của điểm đến.
– Phương pháp “Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch”: giúp cho việc định vị thương hiệu của các đô thị du lịch, khu du lịch ,…
– Phương pháp “Phễu trộn sản phẩm”: giúp cho các doanh nghiệp lữ hành sáng tạo ra các nhóm sản phẩm khác nhau phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường.
– Phương pháp “Thiết kế sáng tạo ra những bộ sản phẩm độc đáo”: Dùng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong việc tìm ý tưởng thiết kế và tạo dáng cho các sản phẩm dịch vụ.
Trên cơ sở những qui trình và phương pháp khoa học trên, đề tài đã đề xuất những định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cho các điểm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc bộ, bao gồm các nội dung cơ bản như:
– Xác định các thị trường khách mục tiêu của vùng du lịch Bắc bộ.
– Dự báo viễn cảnh phát triển và xác định vị trí, vai trò của du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc bộ.
– Định vị thương hiệu cho các điểm du lịch biển đảo thuộc vùng du lịch Bắc bộ.
– Định hướng khai thác tài nguyên và phát triển các loại hình du lịch biển – đảo đặc thù.
– Định hướng phát triển các cụm – tuyến – điểm du lịch biển đảo.
– Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch biển – đảo.
Đề tài đã lựa chọn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), điểm đến có tài nguyên du lịch biển – đảo nổi trội và nhiều vấn đề phát triển mang tính điển hình làm mô hình ví dụ để ứng dụng các đề xuất lý luận và thực tiễn nêu trên.
Trong mô hình phát triển sản phẩm du lịch ở thành phố Hạ Long, đề tài đã cố gắng đề xuất những nguyên tắc và giải pháp phát triển rất cụ thể và khả thi trên cơ sở nguồn tư¬ liệu điều tra khảo sát có được trong quá trình làm công tác qui họach du lịch ở địa phương và đặc biệt là kết quả điều tra xã hội học cuối năm 2005 về nhu cầu sản phẩm du lịch của khách du lịch cao cấp tại TP này.
Để đề tài khoa học này không chỉ tồn tại dưới dạng sản phẩm ý tưởng mà còn có khả năng đóng góp vào thực tế phát triển.