Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định

Đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở khoa học xác định tổ chức hệ thống khách sạn theo lãnh thổ”

PHẦN MỞ ĐẦU

 

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ

1. Mục tiêu nghiên cứu

2. Nội dung nghiên cứu

 

III. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Đối tượng nghiên cứu

2. Đặc tính nghiên cứu của đối tượng

3. Đặc điểm lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu

4. Thời gian nghiên cứu

 

IV. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Các quan điểm chủ yếu

1.1. Quan điểm chung

1.2. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu

2. Các phương pháp nghiên cứu

 

V. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

 

PHẦN NỘI DUNG

 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

 

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Khái niệm về thị trường du lịch

1.1. Khái niệm

1.2. Các chức năng của thị trường du lịch

1.3. Các đặc điểm cơ bản của thị trường du lịch

1.4. Phân loại thị trường du lịch

2. Khái niệm về khách sạn

2.1. Khái niệm

2.2. Phân loại khách sạn

3. Khái niệm về “Cầu” và “Cung” trong hoạt động khách sạn

3.1. “Cầu” về khách sạn

3.2. “Cung” trong hoạt động khách sạn

 

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHÁCH SẠN THEO LÃNH THỔ

1. Đảm bảo sự cân đối về lượng giữa “Cung” và “Cầu” về khách sạn

2. Đảm bảo về loại hình khách sạn và “Cung” về các dịch vụ hỗ trợ

3. Gắn với hệ thống đô thị

4. Hạn chế tác động đến tài nguyên và môi trường

 

III. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHÁCH SẠN THEO LÃNH THỔ

1. Số lượng phòng khách sạn phù hợp

2. Chất lượng buồng phòng khách sạn

 

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÁCH SẠN VÀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM

 

I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÁCH SẠN VIỆT NAM

1. Các giai đoạn phát triển

1.1. Giai đoạn từ 1960 – 1975

1.2. Giai đoạn từ 1975 đến 1990

1.3. Giai đoạn từ 1990 đến nay

2. Hiện trạng phát triển hệ thống khách sạn trên phạm vi toàn quốc

2.1. Sự phát triển về số lượng

2.2. Chất lượng và quy mô

2.3. Các sản phẩm chính

3. Sự phân bố theo lãnh thổ của hệ thống khách sạn Việt Nam

3.1. Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận

3.2. Trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh

3.3. Trung tâm du lịch Huế – Đà Nẵng

3.4. Trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ – Đà Lạt (Khánh Hòa – Ninh Thuận – Lâm Đồng)

3.5. Trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh và phụ cận

4. Kết luận chung

 

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM

1. Khách du lịch quốc tế

1.1. Số lượng khách

1.2. Những thị trường chủ yếu (mục đích, cơ cấu chỉ tiêu, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm)

1.3. Đánh giá chung về thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

1.4. Sự phân bố của khách quốc tế theo lãnh thổ

2. Khách du lịch nội địa

2.1. Số lượng khách

2.2. Các hình thức du lịch

2.3. Khả năng chi tiêu và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm du lịch

2.4. Sự phân bố khách nội địa theo lãnh thổ

 

III. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC KHÁCH SẠN DU LỊCH CẢ NƯỚC

 

IV. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA HỆ THỐNG KHÁCH SẠN THEO LÃNH THỔ

1. Về số lượng

2. Về chất lượng khách sạn (xếp hạng hoặc không)

 

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÁCH SẠN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

 

I. NGHIÊN CỨU DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH THEO LÃNH THỔ

1. Những quan điểm và căn cứ cơ bản để nghiên cứu và dự báo thị trường khách du lịch

1.1. Dự báo phải phù hợp bối cảnh phát triển kinh tế –  xã hội khu vực và thế giới

1.2. Nghiên cứu dự báo phải phù hợp với các dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới

1.3. Nghiên cứu dự báo phải phù hợp với các chỉ tiêu phát triển KT – XH của đất nước

1.4. Nghiên cứu dự báo phải phù hợp với thực tế phát triển Ngành và xu thế đầu tư vào lĩnh vực du lịch Việt Nam

1.5. Nghiên cứu dự báo phải phù hợp với các yếu tố mới

1.6. Nghiên cứu dự báo phải phù hợp với thực tế phát triển và tiềm năng du lịch; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong cả nước

2. Kết quả dự báo về khách du lịch quốc tế theo lãnh thổ

2.1. Số lượng (các chỉ tiêu cụ thể được đưa ra ở bảng phụ lục)

2.2. Dự báo những thị trường chủ yếu

3. Kết quả dự báo về khách du lịch nội địa theo lãnh thổ

3.1. Số lượng (các chỉ tiêu cụ thể được đưa ra ở bảng phụ lục)

3.2. Sự phân bố theo lãnh thổ

 

II. NGHIÊN CỨU DỰ BÁO NHU CẦU KHÁCH SẠN THEO LÃNH THỔ

1. Số lượng

2. Chất lượng và loại hình khách sạn

 

III. DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CẢ NƯỚC

 

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH CÓ

HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KHÁCH SẠN VIỆT NAM

 

I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÁCH SẠN

1. Các yếu tố khách quan

2. Các yếu tố chủ quan

 

II. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG ĐỂ ĐẢM BẢO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN CÓ HIỆU QUẢ

1. Giai đoạn trước khi quyết định đầu tư – kinh doanh khách sạn

2. Giai đoạn đầu tư xây dựng

3. Giai đoạn kinh doanh (sử dụng khai thác khách sạn)

 

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – KINH DOANH CÓ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN DU LỊCH VIỆT NAM

 

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

DANH MỤC PHỤ LỤC

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Tính cấp thiết của vấn đề:

            Cùng với sự gia tăng nhanh về số lượng khách du lịch, thời gian qua hệ thống lưu trú, đặc biệt là hệ thống khách sạn trên phạm vi cả nước cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những đóng góp tích cực của hệ thống khách sạn đối với sự phát triển của ngành, thoả mãn nhu cầu lưu trú của du khách, sự phát triển còn thiếu cơ sở khoa học của hệ thống khách sạn Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, làm nảy sinh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.

 

           Đứng trước tình hình trên, việc tiến hành nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng phát triển hệ thống khách sạn Việt Nam và xác lập cơ sở khoa học cho việc định hướng tổ chức hệ thống khách sạn theo lãnh thổ là một yêu cầu cấp bách. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc tổ chức hợp lý hơn hệ thống khách sạn trên phạm vi cả nước, nâng cao hiệu quả và tạo môi trường lành mạnh trong kinh doanh khách sạn, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động khách sạn nói riêng và hoạt động du lịch nói chung ở Việt Nam.

 

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác lập những luận cứ khoa học nhằm phát triển có hiệu quả hệ thống khách sạn Việt Nam theo các vùng lãnh thổ trong một thể thống nhất.

 

Phạm vi nghiên cứu:

– Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn là khách sạn. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu “khách sạn” ở đây được hiểu rộng hơn bao gồm cả làng du lịch và biệt thự cho thuê. – Đặc tính nghiên cứu của đối tượng: Số lượng phòng khách sạn (không phân biệt phòng 1 giường, 2 giường hoặc căn hộ khép kín) Chất lượng phòng khách sạn: phòng xếp hạng (l – 5 sao) và phòng chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.

         – Đặc điểm lãnh thổ: việc nghiên cứu hệ thống khách sạn chỉ giới hạn ở mạng lưới khách sạn tại các trung tâm vùng du lịch (Hà Nội, Huế, và thành phố Hồ Chí Minh), các trung tâm tiểu vùng du lịch và một số trọng điểm du lịch (hoặc một số nhóm địa phương).

– Thời gian nghiên cứu:

           Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng: từ năm 1991 đến 1998.

           Thời gian nghiên cứu dự báo phát triển: đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

 

Phương pháp nghiên cứu: các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm:

           – Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

           – Phương pháp toán thống kê và thống kê du lịch

           – Phương pháp điều tra thực địa

           – Phương pháp dự báo

           – Phương pháp chuyên gia

 

 

 Các nội dung nghiên cứu chính:

Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống khách sạn Việt Nam làm cơ sở cho những phân tích nghiên cứu của đề tài và cho những nghiên cứu có liên quan.

– Đánh giá hiện trạng phát triển hệ thống khách sạn Việt Nam theo lãnh thổ, đặc biệt đối với các trung tâm vùng, tiểu vùng du lịch (thời kỳ 1991 – 1998). Các yếu tố hiện trạng chủ yếu được nghiên cứu bao gồm: số lượng, chất lượng, các dịch vụ trong khách sạn, v.v.. Việc phân tích đánh giá các yếu tố trên gắn liền với hiện trạng khách du lịch.

– Xác định mối quan hệ “cung – cầu” trong hoạt động khách sạn làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng giữa việc phát triển hệ thống khách sạn và nhu cầu sử dụng chúng ở Việt Nam.

– Phân tích tính hợp lý và bất hợp lý của sự phân bố hệ thống khách sạn theo lãnh thổ.

– Nghiên cứu dự báo thị trường khách Việt Nam theo lãnh thổ để trên cơ sở đó xác lập nhu cầu về hệ thống các cơ sở lưu trú.

– Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và kinh doanh có hiệu quả hệ thống khách sạn du lịch Việt Nam.

 

Kết quả chính đã đạt được của đề tài:

Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển hệ thống khách sạn du lịch theo lãnh thổ ở Việt Nam.

– Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về hệ thống khách sạn du lịch theo lãnh thổ ở Việt Nam.

– Đánh giá, phân tích toàn diện sự phát triển của hệ thống khách sạn du lịch Việt Nam theo lãnh thổ; đồng thời phân tích sự phát triển của các thị trường du lịch chủ yếu. Trên cơ sở đó phân tích tính hợp lý (hoặc không hợp lý) về sự phân bố, cũng như chất lượng của hệ thống khách sạn hiện nay.

– Nghiên cứu và dự báo xu hướng phát triển của các thị trường du lịch trong tương lai theo lãnh thổ và nhu cầu lưu trú của các thị trường này. Trên cơ sở đó xác định được nhu cầu phát triển của hệ thống khách sạn du lịch theo lãnh thổ, xác định được nhu cầu đầu tư phát triển.

– Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đầu tư xây dựng và kinh doanh có hiệu quả của hệ thống khách sạn Việt Nam theo lãnh thổ.

 

Khả năng ứng dụng thực tế: Là căn cứ để xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn phát triển hệ thống khách sạn ở các vùng lãnh thổ khác nhau.

 

Có giá trị tham khảo quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển cơ sở vật chất ngành du lịch theo các vùng lãnh thổ trong một thể thống nhất, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư và kinh doanh của hệ thống khách sạn Việt Nam.

 

Địa chỉ ứng dụng:

– Các cơ quan hoạch định chính sách chiến lược, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.

– UBND các địa phương, đặc biệt ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch đã được xác định theo quy hoạch.

– Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn.

            – Các cơ quan nghiên cứu về du lịch.

Bài cùng chuyên mục