Hướng dẫn Hỏi đáp Quy định
  • EnglishEnglish
  • Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020

       logoVNTừ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, du lịch Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí của một ngành kinh tế tổng hợp trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo toàn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2011 xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

       Trong 10 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao với số lượng khách quốc tế tăng trung bình gần 9%/năm. Năm 2013, Du lịch Việt Nam đón hơn 7,57 triệu lượt khách quốc tế, lượng khách du lịch nội địa ước đạt 35 triệu, tổng thu từ du lịch ước đạt 200 nghìn tỷ đồng. Thương hiệu du lịch Việt Nam đã dần dần được định vị.

       Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu tư cho du lịch, phát triển sản phẩm, dịch vụ thiếu tính cạnh tranh, công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp. Thương hiệu du lịch Việt Nam còn mờ nhạt, thiếu ổn định, chưa khẳng định vị trí vững chắc trên bản đồ du lịch thế giới. Công tác xúc tiến du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, rời rạc, chưa có tính đột phá phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành.

       Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành khu vực kinh tế sôi động trên thế giới, kéo theo hoạt động du lịch đang hết sức nhộn nhịp, thu hút dòng khách lớn cả trong và ngoài khu vực. Ngành du lịch của các nước đều đang tận dụng mọi cơ hội, và phương tiện để nâng cao hình ảnh quốc gia nói chung và điểm đến nói riêng. Sự hấp dẫn, năng động, mức độ đầu tư từ sản phẩm, dịch vụ đến xúc tiến; khả năng tiếp cận rõ ràng của các điểm đến trong khu vực đang là một thách thức đối với du lịch Việt Nam.

       Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có chiến lược marketing du lịch với quan điểm phát triển đột phá, đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại ở tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững tương xứng với tiềm năng, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. chiến lược marketing du lịch được coi là chiến lược thành phần quan trọng nhất.

       Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020 sẽ khắc phục được những điểm yếu, hạn chế của công tác xúc tiến giai đoạn vừa qua, đồng thời tạo ra bước đột phá trong giai đoạn này, trên cơ sở lấy tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá xúc tiến Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao.

       Trên cơ sở về tính cấp bách của việc tạo lập chiến lược marketing du lịch Việt Nam, Bộ VHTTDL giao Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược marketing du lịch đến năm 2020. Ngày 20/10/2014, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã ký Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL phê duyệt chiến lược này với nội dung chính bao gồm: bối cảnh và xu hướng của du lịch Việt Nam; quan điểm, mục tiêu của chiến lược; định hướng marketing; các công cụ marketing; giải pháp thực hiện; khung kế hoạch, tổ chức thực hiện đến năm 2020.

       Toàn văn Chiến lược Marketing du lịch đến 2020: ChienluocMarketingDulichdennam2020.pdf

    Bài cùng chuyên mục